✴️ Glucose 5%

Nội dung

MÔ TẢ

Dịch truyền tĩnh mạch: Glucose 5%

 

THÀNH PHẦN

Cứ 100 mL dung dịch chứa:

Glucose Monohydrat ………………. 5,5g.

Nước cất pha tiêm…………………...vừa đủ 100 ml.

Giá trị calo kJ/l……………………….850.

Giá trị calo kcal/I……………………..200.

Nồng độ áp lực thẩm thấu mOsm/l…278.

 

DẠNG BÀO CHẾ

Dung dịch truyền tĩnh mạch.

 

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Chai nhựa 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml.

 

DƯỢC LỰC HỌC

Các dung dịch glucose nồng độ thấp là thích hợp để pha loãng các thuốc do glucose là chất nền tự nhiên của tế bào các cơ quan, được chuyển hoá ở mọi nơi. Trong điều kiện sinh lý glucose là carbohydrat cung cấp năng lượng quan trọng nhất với lượng calo là 17 kJ/g hay 4 kcal/g, ở người lớn, nồng độ glucose bình thường trong máu được báo cáo là 60 - 100 mg/100 ml, hay 3,3 - 5,6 mmol/I (khi đói).

Rồi loạn sử dụng glucose (không dung nạp glucose) có thể xảy ra trong điều kiện chuyển hoá bệnh lý. Các trường hợp này chủ yếu là đái tháo đường và tình trạng stress chuyền hoá (ví dụ như trong và sau phẫu thuật, bệnh nặng, chắn thương), suy giảm hap thu glucose do hooc môn, điều này thậm chí có thể gây tăng đường huyệt mà không có sự cung cấp chất nền từ bên ngoài.

Tăng đường huyết - tuỳ thuộc vào mức độ nặng của nó - có thể dẫn đến mất dịch qua thận theo áp lực thẩm thấu rồi dẫn đến mắt nước nhược trương, các rối loạn do tăng áp lực thẩm thấu và có thể dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Khi truyền đầu tiên glucose sẽ vào trong lòng mạch sau đó sẽ vào trong nội bảo.

Trong quá trình thuỷ phân glucose được chuyển hóa thành pyruvat hoặc lactat. Lactat có thể lại được đưa từng phần vào chuyển hoá glucose (vòng CORI). Trong tình trạng ưa khí pyruvat được oxy hoá hoàn toàn thành cacbondioxid và nước. Sản phẩm cuối cùng của sự oxy hoá hoàn toàn glucose được bài tiết qua phổi (cacbon dioxid) và thận (nước).

 

CHỈ ĐỊNH

Cung cấp năng lượng.

Tình trạng mât nước ưu trương.

Giảm Glucose huyết.

Làm dung dịch vận chuyển cho các thuốc khác.

 

LIỀU DÙNG

Người lớn: Tùy theo nhu cầu người bệnh:

+ Glucose 5%: tối đa 40 ml/kg thể trọng/ngày.

+ Tốc độ truyền: tối đa 1,7 giọt/kg thể trọng/phút ~ 5 ml/kg thể trọng/giờ.

Trẻ em: Nhu cầu trung bình bình/kg thể trọng/ngày.

+ Năm tuổi đầu tiên: 8 - 15 g Glucose.

+ Năm tuổi thứ 2:

+ Năm tuổi thứ 3 - 5: 12 - 15 g Glucose.

+ Năm tuổi thứ 6 - 10: 12 g Glucose.

Tốc độ truyền: Glucose 5% : tối đa 180 giot/kg thể trọng/giờ.

Đường dùng:Truyền tĩnh mạch.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Bệnh đái đường (trừ trường hợp bị giảm Glucose - máu).

Không dung nap Glucose.

Mất nước nhược trương nếu lượng chất điện giải bị thiếu hụt không được bù đắp.

Tình trạng thừa nước.

Tình trạng giảm Kali máu.

Nhiễm toan.

 

THẬN TRỌNG

Cân bằng Glucose - máu, các chất điện giải và nước cần được theo dõi thường xuyên. Các chất điện giải cần được bổ sung cho đủ nhu cầu. Tính tương hợp của bất kì chất nào bổ sung vào các dung dịch trên cần kiểm tra trước khi sử dụng.

Không được truyền dung dịch Glucose qua bộ dây truyền dịch đã hoặc nghi ngờ đã sử dụng để truyền máu vì xảy ra nguy cơ ngưng kết giả.

 

SỬ DỤNG TRONG THỜI KỲ MANG THAI

Truyền nhanh dung dịch chứa 25 g glucose hoặc nhiều hơn dẫn đến nhiễm toan cho thai nhi va tăng insulin huyết, giảm glucose huyết và vàng da sơ sinh. Do đó được khuyến cáo hạn chế truyền, không vượt quá 6 g glucose trong 1 giờ ngay trước khi sinh, cho đến khi tốc độ truyền an toàn được thiết lập.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY

Chưa được biết đến.

 

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chưa được biết đến.

 

TƯƠNG KỴ

Trước khi pha thêm bắt cứ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.

Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.

 

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Có thể xảy ra hiện tượng tăng đường huyết và thất thoát qua thận trong trường hợp khả năng dung nạp Glucose bị giảm. Bình thường có thể ngăn chặn được các hiện tượng trên bằng cách giảm liều và/hoặc tiêm Insulin.

Nếu dùng liều vượt quá qui định, nồng độ Bilirubin và Lactat có thể tăng cao. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

 

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Triệu chứng

Quá liều có thể dẫn đến tình trạng ứ nước, mất cân bằng điện giải và kiềm - toan, tăng đường huyết, và tăng áp lực thẩm thấu huyết thanh (dẫn đến hôn mê do tăng đường huyết, tăng áp lực thảm thấu).

Điều trị cấp cứu, giải độc

+ Phụ thuộc vào loại và mức độ nặng của các rối loạn.

+ Ngừng truyền, bổ sung chất điện giải, dùng thuộc lợi tiêu hoặc insulin.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nơi khô, có nhiệt độ không quá 30°C.

Mỗi chai chỉ sử dụng một lần, không dùng nữa phải bỏ. Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.

Không được sử dụng nếu chai bị rò rỉ hoặc dung dịch không trong suốt.

Để xa tầm tay trẻ em.

 

HẠN DÙNG

36 tháng kế từ ngày sản xuất.

Không sử dụng thuôc đã quá hạn ghi trên nhãn.

 

TIÊU CHUẨN

B.P 2015.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top