Lorastad D

Nội dung

Thuốc Lorastad D là gì?

Lorastad D với dược chất chính là Desloratadin được dùng để giảm triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và mề đay mãn tính.

Thành phần

  • Dược chất chính: Desloratadin 5mg

  • Loại thuốc: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén, 5mg

Công dụng

Giảm triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và mề đay mãn tính.

Liều dùng 

Cách dùng

Dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Liều dùng khuyến cáo của Lorastad D là 1 viên x 1 lần/ngày.

Viêm mũi dị ứng không liên tục (triệu chứng xuất hiện < 4 ngày/tuần hoặc < 4 tuần) cần được điều trị kết hợp với việc đánh giá tiền sử bệnh của người bệnh và phải ngưng điều trị nếu triệu chứng bệnh dai dẳng và tái lại.

Viêm mũi dị ứng kéo dài (triệu chứng xuất hiện ≥ 4 ngày/tuần và kéo dài > 4 tuần), việc điều trị có thể tiếp tục đối với những bệnh nhân trong giai đoạn tiếp xúc với dị ứng nguyên.

Tác dụng phụ 

Loạn nhịp thất nặng đã xảy ra khi điều trị với một số thuốc kháng thụ thể  histamin H1 thế hệ 2. Điều đó không xuất hiện khi điều trị bằng loratadin.

Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg hàng ngày, những tác dụng  phụ sau đây có thể xảy ra:

  • Thường gặp: Đau đầu; Khô miệng.

  • Ít gặp: Chóng mặt; Khô mũi và hắt hơi; Viêm kết mạc.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Thận trọng:

Suy gan.

Khi dùng loratadin có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

Tính an toàn khi sử dụng các chế phẩm loratadin trong khi mang thai chưa được xác định, do đó, chỉ dùng thuốc nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra cho bào thai.

Do loratadin được bài tiết qua sữa mẹ và vì nguy hại của thuốc kháng histamin gia tăng trên trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ sinh non, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc.

  • Chống chỉ định:

Quá mẫn hay dị ứng với loratadin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ cho con bú.

Trẻ em dưới 2 tuổi.

Tương tác thuốc

Cimetidine, erythromycin, ketoconazole, quinidine, fluconazole, fluoxetine làm tăng nồng độ loratadine trong máu.

return to top