Một nghiên cứu công bố trên tờ Journal of Gastroenterology năm 2011 chỉ ra rằng các chế phẩm bổ sung sắt có thể gây táo bón. Trên thực tế, các chuyên gia tiêu hóa khuyên các bác sĩ nên kê thuốc nhuận tràng kèm theo các chế phẩm bổ sung sắt hoặc lựa chọn bổ sung sắt tĩnh mạch.
Nghiên cứu cho thấy thuốc kháng axit có hiệu quả trong điều trị chống lại chứng ợ nóng nhưng tác dụng phụ của nó là gây táo bón. Thay vì tạo thói quen uống thuốc kháng axit bừa bãi, việc thay đổi lối sống như bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn và ăn ít thực phẩm chứa chất béo hơn, bạn sẽ kiểm soát được cả ợ nóng và táo bón.
Những thuốc trị huyết áp cao như clonidin, chất đối vận canxi và thuốc chẹn hạch làm giảm co bóp cơ trơn và có thể gây táo bón.
Bệnh nhân bị Parkinson dễ bị táo bón do dùng thuốc điều trị bệnh. Ngoài ra, những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh này cũng có thể bị táo bón do sự hoạt động kém của hệ thần kinh.
Đây là nhóm thuốc thường xuyên liên quan đến táo bón, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm tricyclic. Bạn nên trao đổi với bác sĩ tâm thần và yêu cầu thay thuốc chống trầm cảm nếu bạn đang bị táo bón.
Ngoài thuốc chống trầm cảm, thuốc loạn thần cũng được coi là gây táo bón. Các bác sĩ thường kê thuốc này kèm với thuốc nhuận tràng để an toàn hơn.
Nhiều người có thói quen dùng thuốc giảm đau thường xuyên. Đây là một thói quen sai lầm có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ trong đó có táo bón. Thuốc giảm đau có chứa thuốc phiện dễ gây táo bón nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh