Các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân của việc tiêu diệt tế bào ung thư diễn ra chậm chạp đó là khả năng kháng hóa trị của tế bào ung thư. Đây cũng là nguyên nhân của các trường hợp tái phát bệnh ung thư. Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra loại thuốc mới có thể là phương pháp điều trị hiệu quả.
GS. Sridhar Ramaswamy ở Bệnh viện Massachusetts (Boston, Mỹ) cùng các cộng sự đã phát hiện ra rằng, các tế bào ung thư không đối xứng ngăn chặn biểu hiện của protein AKT trước khi phân chia, tế bào con của nó sẽ sinh sôi nảy nở không đối xứng.
Một trong số đó sẽ có mức độ AKT bình thường và tăng sinh nhanh chóng như các tế bào bố mẹ, số còn lại có mức độ AKT thấp sẽ sinh sôi nảy nở chậm hơn. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các tế bào chậm phát triển hạt nhân có khả năng kháng hóa trị ở bệnh nhân ung thư vú.
Trong nghiên cứu này, nhóm của BS. Ramaswamy thử nhiệm các kỹ thuật sinh học phân tử khác nhau để tạo ra lượng bất đối xứng của AKT trong tế bào con.
Kết quả cho thấy, giảm tín hiệu thông qua một phân tử được tìm thấy trên bề mặt các tế bào ung thư có tên - beta1 - integrin - làm giảm hoạt động trong các phân tử tín hiệu FAK.
Kết quả là giảm hoạt động sự gia tăng giữa các nhóm mTORC2 các phân tử tín hiệu dẫn đến ức chế các protein AKT1 bởi các phân tử TTC3. GS. Ramaswany cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng nó thực sự điều chỉnh đường truyền tín hiệu có khả năng nhắm mục tiêu và cung cấp những phương pháp mới để giảm sự không đồng nhất trong các khối u tăng sinh cho hiệu quả điều trị”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh