Thiazifar

Nội dung

Thuốc Thiazifar là gì?

Thuốc Thiazifar điều trị tăng huyết áp và điều trị phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận, do corticosteroid, oestrogen).

Thành phần 

  • Dược chất chính: Hydrochlorothiazid.
  • Loại thuốc: Lợi tiểu.
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén 25 mg.

Công dụng 

Điều trị tăng huyết áp và điều trị phù do suy tim và các nguyên nhân khác (gan, thận, do corticosteroid, oestrogen).

Liều dùng 

Cách dùng

Sử dụng theo liều lượng trong chỉ định của bác sĩ. Một ngày chỉ nên uống 1 lần vào mỗi buổi sáng.

Liều lượng

  • Tăng huyết áp:

Liều ban đầu 12,5 mg (có thể 25 mg) trong 24 giờ, uống 1 lần mỗi ngày hoặc chia ra thành 2 lần uống. Nên suy trì ở mức 25 mg/ngày. Có thể dùng liều cao hơn từ 50 mg đến 100 mg tuy nhiên nên hạn chế hoặc chỉ dùng liều cao khi đã có chỉ định của bác sĩ.

  • Phù:

Liều 25 mg/24h, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần. Trong những ca nặng hơn và điều trị trong thời gian ngắn, uống với liều từ 50 - 75 mg/24h. Sau đó nên dùng liều duy trì thấp nhất có thể được.

  • Hội chứng Meniere:

Trong 4 - 6 tuần đầu: uống với liều 50 - 100 mg/24 giờ chia làm 2 lần. Sau khi đỡ, giảm xuống liều thấp nhất có thể và có thể ngưng điều trị sau 2 - 3 tháng. Tuy vậy, bệnh thường phải điều trị lại và kéo dài nhiều đợt.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây mất kali quá mức. Nhưng có thể điều chỉnh vấn đề này bằng cách thay đổi liều lượng thuốc phù hợp.

Ngoài ra có một số triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, giảm kali huyết, tăng acid uric huyết, tăng glucose huyết, tăng lipid huyết (ở liều cao).

  • Triệu chứng ít gặp:

Hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, ỉa chảy, co thắt ruột, mày đay, phát ban, nhiễm cảm ánh sáng, hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, tăng calci huyết, kiềm hoá giảm clor huyết, hạ phosphat huyết.

  • Triệu chứng hiếm gặp:

Phản ứng phản vệ, sốt, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, dị cảm, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, viêm mạch, ban, xuất huyết, viêm gan, vàng da ứ mật trong gan, viêm tuỵ, khó thở, viêm phổi, phù phổi, suy thận, viêm thận kẽ, lịêt dương, mờ mắt.

Nếu người bệnh gặp những triệu chứng này, cần liên hệ ngay với các bác sỹ để có phương pháp chữa trị hợp lý.

Phản ứng tăng acid uric huyết, có thể khởi phát cơn bệnh gút tiềm tàng. Có thể xảy ra hạ huyết áp tư thế khi dùng đồng thời với rượu, thuốc gây mê và thuốc an thần.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

Người mắc các bệnh gout, tăng acid uric huyết, chứng vô niệu, bệnh Addison, chứng tăng calci huyết, suy gan và thận nặng không nên sử dụng thuốc Thiazifar.

Những bệnh nhân mắc bệnh suy gan, gút, đái tháo đường nên thận trọng trong quá trình sử dụng.

Tất cả người bệnh dùng thiazid lợi tiểu (trong đó có hydroclorothiazid) phải được theo dõi định kỳ điện giải trong huyết thanh và nước tiểu, nhất là người bệnh dùng corticosteroid, ACTH hoặc digitalis, quinidin (nguy cơ xoắn đỉnh gây rung thất).

Tác dụng hạ huyết áp của hydroclorothiazid tăng lên ở người bệnh sau cắt bỏ thần kinh giao cảm.

Tăng cholesterol và triglycerid trong máu. Chú ý khi dùng thuốc ở người có tuổi vì dễ mất cân bằng điện giải.

Đối với phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tương tác thuốc

Sử dụng Thiazifar với một số thuốc sau có thể gây ra tương tác thuốc:

  • Rượu, barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện: tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng.
  • Thuốc chống đái tháo đường (thuốc uống và insulin) cần phải điều chỉnh liều do tăng glucose huyết.
  • Các thuốc hạ huyết áp khác: tác dụng hiệp đồng hoặc tăng tiềm lực hạ huyết áp.
  • Corticosteroid, ACTH: làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết.
  • Amin tăng huyết áp (thí dụ norepinephrin): có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp, nhưng không đủ để ngăn cản sử dụng.
  • Thuốc giãn cơ (thí dụ tubocurarin): có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
  • Lithi: không nên dùng cùng với thuốc lợi tiểu, vì giảm thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của chất này.
  • Thuốc chống viêm không steroid: có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu, natri niệu và tác dụng hạ huyết áp của thiazid ở một số người bệnh. Vì vậy nếu dùng cùng phải theo dõi để xem có đạt hiệu quả mong muốn về lợi tiểu không.
  • Quinidin: dễ gây xoắn đỉnh, làm rung thất gây chết.
  • Thiazid làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu, thuốc chữa bệnh gút.
  • Thiazid làm tăng tác dụng của các thuốc gây mê, glycosid, vitamin D.
  • Nhựa cholestyramin hoặc colestipol: có tiềm năng gắn thuốc lợi tiểu thiazid, làm giảm sự hấp thu những thuốc này qua đường tiêu hoá.
return to top