✴️ Ultravist 300 - Germany

Nội dung

THÀNH PHẦN

Iopromide 623,40mg/ml

Tá dược vừa đủ 1 lọ

 

DƯỢC LỰC HỌC

Chất cản quang có trong công thức của Ultravist là iopromide, không ion, có thể hoà tan trong nước, một dẫn xuất của axit triiodinated isophthalic có trọng lượng phân tử là 791,12, được gắn kết bền vững với iodine để hấp thụ tia X-quang.

Tiêm iopromid có tác dụng làm cản quang mạch máu hoặc các khoang cơ thể theo đường đi của chất cản quang, cho phép quan sát hình ảnh của các cấu trúc bên trong cho tới khi thuốc giảm bớt đáng kể.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu và phân bố

Sau khi sử dụng qua đường tĩnh mạch, nồng độ của iopromide giảm nhanh do thuốc được phân bố vào khoang ngoại bào và sau đó thải trừ. Tổng thể tích phân bố ở trạng thái ổn định là khoảng 16 L gần tương ứng với thể tích khoang ngoại bào.

Sự gắn kết protein là không đáng kể (khoảng 1%). Không có dấu hiệu cho thấy iopromide qua được hàng rào máu não còn nguyên vẹn. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy một lượng nhỏ thuốc qua được hàng rào nhau thai (phát hiện được ≤ 0,3 % liều dùng trong phôi thai thỏ).

Sau khi đưa thuốc vào ống mật và/hoặc ống tụy bằng phương pháp nội soi chụp mật tụy ngược dòng (ERCP), các thuốc cản quang có chứa iod được hấp thu vào tuần hoàn chung và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 1 đến 4 giờ sau khi dùng. Nồng độ tối đa của iodine trong huyết thanh sau khi sử dụng liều trung bình khoảng 7,3 g iodine thấp hơn khoảng 40 lần so với nồng độ huyết thanh tối đa đạt được sau khi dùng liều tương ứng qua đường tĩnh mạch.

Chuyển hóa

Iopromide không bị chuyển hoá.

Thải trừ

Thời gian bán hủy cuối cùng của iopromide là xấp xỉ 2 giờ, bất kể liều dùng. Trong khoảng liều thử nghiệm, trung bình độ thanh thải toàn phần của iopromide là 106±12 mL/phút và tương tự với độ thanh thải qua thận là 102±15 mL/phút. Do đó, iopromide thải trừ hầu hết qua thận. Chỉ có khoảng 2% liều dùng thải trừ qua phân trong vòng 3 ngày.

Khoảng 60% liều dùng theo đường tĩnh mạch được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 3 giờ. Trung bình ≥ 93% liều dùng được tái hấp thu trong vòng 12 giờ. Thuốc chủ yếu được thải trừ trong 24 giờ.

Sau khi đưa thuốc vào ống mật và/hoặc ống tụy bằng phương pháp ERCP, nồng độ iodine trong nước tiểu và các nồng độ trong huyết thanh trở về mức trước khi đưa liều sau 7 ngày.

 

CHỈ ĐỊNH

Chụp hệ niệu qua tĩnh mạch.

Chụp cắt lớp điện toán.

Chụp mạch máu.

Chụp DSA qua tĩnh mạch.

Chụp DSA qua động mạch.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không dùng thuốc cho những người quá mẫn, người cường giáp, phụ nữ có thai.

 

CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG

Chụp hệ niệu qua tĩnh mạch người lớn: 1 mL, trẻ em: 4 mL/kg, nhũ nhi: 3 mL/kg, trẻ nhỏ: 1,5 mL/kg.

Chụp cắt lớp điện toán CT sọ: 1 ml tối đa 2 mL/kg.

Chụp mạch máu liều tuỳ theo tuổi, cân nặng, cung lượng tim, tổng trạng, lâm sàng, kỹ thuật.

Chụp DSA qua tĩnh mạch: 30 - 60 mL.

Chụp DSA qua động mạch lượng thuốc thấp hơn qua tĩnh mạch.

 

TÁC DỤNG PHỤ

Buồn nôn, nôn mửa, hồng ban, cảm giác đau và nóng là các phản ứng thường gặp nhất khi tiêm nội mạch.

Cần điều trị cấp cứu: phản ứng tuần hoàn đi kèm với giãn mạch ngoại biên và hạ huyết áp; nhịp tim nhanh phản xạ, khó thở, kích thích, lú lẫn, tím tái và có thể dẫn đến mất ý thức.

 

TƯƠNG TÁC

Các biguanide (metformin)

Ở bệnh nhân suy thận cấp hoặc suy thận mạn nghiêm trọng, sự thải trừ biguanide có thể bị giảm dẫn đến tích lũy thuốc và gây nhiễm toan lactic. Do việc sử dụng Ultravist có thể dẫn đến suy thận hoặc làm nặng thêm bệnh suy thận, bệnh nhân điều trị bằng metformin có thể có nguy cơ cao nhiễm toan lactic, đặc biệt với các bệnh nhân trước đây đã bị suy thận (xem phần Cảnh báo - ''Sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch'' - Suy thận).

Interleukin-2

Việc điều trị Interleukin-2 trước đây (đến vài tuần) làm tăng nguy cơ các tác dụng ngoại ý muộn đối với Ultravist.

Đồng vị phóng xạ

Việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về tuyến giáp bằng phương pháp đồng vị phóng xạ hướng tuyến giáp có thể bị trở ngại cho đến vài tuần sau khi sử dụng Ultravist do khả năng hấp thu chất phóng xạ bị giảm xuống.

 

THẬN TRỌNG

Thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp sau:

Bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc cảm với thuốc cản quang có chứa iodinate, suy chức năng gan hoặc thận nặng, suy tim và suy tuần hoàn, khí phế thủng, tổng trạng suy kiệt, xơ vữa động mạch não tiến triển, tiểu đường cần điều trị, tình trạng co giật do não, cường giáp tiềm ẩn, bướu giáp nhân thể nhẹ và đa u tủy.

Các bệnh nhân có tạng dị ứng thường dễ bị phản ứng quá mẫn hơn.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và các ion phóng xạ khác, dưới 30 độ C.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top