Usarbose 50

Thành phần:

Acarbose 50 mg

Công dụng:

Đơn trị liệu: Như một thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường typ 2 (không phụ thuộc insulin) ở người tăng glucose máu (đặc biệt tăng glucose máu sau khi ăn) không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện.

Phối hợp với sulfonylurê như 1 thuốc phụ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường typ 2 ở người bệnh tăng glucose máu không kiểm soát được bằng acarbose hoặc sulfonylurê dùng đơn độc.

Liều lượng - Cách dùng

 Uống acarbose vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn. Liều phải do thầy thuốc điều chỉnh cho phù hợp từng trường hợp, vì hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng người bệnh. Viên thuốc phải nhai cùng với miếng ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng với ít nước ngay trước khi ăn.

 Mục tiêu điều trị là giảm glucose máu sau khi ăn và hemoglobin glycosylat về mức bình thường hoặc gần bình thường với liều acarbose thấp nhất, hoặc dùng một mình hoặc phối hợp với thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê.

Trong quá trình điều trị ban đầu và điều chỉnh liều phải định lượng glucose một giờ sau khi ăn để xác định sự đáp ứng điều trị và liều tối thiểu có tác dụng của acarbose. Sau đó, theo dõi hemoglobin glycosylat, khoảng 3 tháng một lần (thời gian sống của hồng cầu) để đánh giá kiểm soát glucose máu dài hạn.

Liều lượng:

Thuốc này dùng cho người lớn kể cả người cao tuổi, luôn luôn dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, liều dùng được bác sỹ điều chỉnh tùy theo độ dung nạp và đáp ứng ở từng bệnh nhân, liều thường dùng như sau:

Liều khởi đầu: uống 1 viên/ lần, một hoặc hai lần/ ngày, sau đó sẽ tăng liều đến ba lần/ ngày. Nếu gặp biến chứng khó chịu do phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng thì không nên tăng liều hơn nữa, mà khi cần có thể phải giảm liều.\

Liều tối đa là 200 mg/ lần x 3 lần/ ngày.

Thuốc này không dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên, người suy thận có creatinin huyết thanh > 2 mg/dl.

Chống chỉ định:

– Quá mẫn với acarbose hoặc các thành phần khác của thuốc.

– Viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt kết hợp với loét.

– Do thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị).

– Những trường hợp suy gan, tăng enzym gan.

– Hạ đường máu.

– Đái tháo đường nhiễm toan thể ceton.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc:

– Trong khi điều trị bằng acarbose, thức ăn chứa đường ăn sacharose (đường mía) thường gây khó chịu ở bụng hoặc có khi ỉa chảy, vì carbohydrat tăng lên men ở đại tràng.

– Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt.

– Vì cơ chế tác dụng của acarbose và của các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê hoặc biguanid khác nhau, nên tác dụng của chúng đối với kiểm soát glucose máu có tính chất cộng khi dùng phối hợp.

– Vì có thể làm giảm tác dụng của acarbose, cần tránh dùng đồng thời với các thuốc chống acid, cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các enzym tiêu hóa.

– Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sỹ hoặc dược sỹ về những thuốc đang sử dụng.

Tác dụng phụ:

– Đa số các tác dụng không mong muốn là về tiêu hóa:

+ Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hóa: Đầy bụng, phân nát, ỉa chảy, buồn nôn, bụng trướng và đau.

+ Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Gan: Test chức năng gan bất thường.

Da: Ngứa, ngoại ban.

Chú ý đề phòng:

– Vì có những trường hợp tăng enzym gan nên cần theo dõi transaminase gan trong quá trình điều trị bằng acarbose.

– Có thể xảy ra hạ glucose máu khi dùng acarbose đồng thời với một thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê và/hoặc insulin. Khi điều trị hạ glucose máu, phải dùng glucose uống (dextrose) mà không dùng sucrose vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose.

– Acarbose không có tác dụng khi dùng đơn độc ở những người bệnh đái tháo đường có biến chứng nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê; ở những trường hợp này, phải dùng insulin.

- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

return to top