Vizicin

Nội dung

Thuốc Vizicin là gì ?

 Được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi,....

Thành phần

  • Dược chất chính: Azithromycin

  • Loại thuốc: Kháng sinh

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Bột pha hỗn dịch uống gói 1,5g

Công dụng

  • Azithromycin được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi, các nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan. Azithromycin chỉ nên dùng cho những người bệnh dị ứng với penicilin, vì nguy cơ kháng thuốc.
  • Trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ, azithromycin được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.

Liều dùng 

Cách dùng

Hoà tan bột thuốc với một ít nước ấm. Uống 1 giờ trước bữa ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau khi ăn.

Liều dùng

  • Nhiễm Khuẩn hô hấp, nhiễm trùng da & mô mềm ngày thứ nhất: liều duy nhất 500 mg, 4 ngày sau: liều duy nhất 250 mg/ngày.

  • Bệnh lây qua đường sinh dục liều duy nhất 1 g.

  • Người già, suy thận/gan nhẹ không chỉnh liều.

  • Trẻ <12t.: liều duy nhất 10 mg/kg/ngày trong 3 ngày, hoặc ngày thứ nhất: 10 mg/kg/lần/ngày, 4 ngày tiếp: 5 mg/kg/lần/ngày.

  • Trẻ < 6 tháng tuổi không nên dùng.

Tác dụng phụ 

  • Tác dụng phụ hay gặp nhất là ỉa chảy hoặc phân bạc màu, buồn nôn, đau bụng và nôn, những tác dụng phụ này chỉ xảy ra trên chưa đầy 1/20 số người dùng azithromycin.

  • Những tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm xét nghiệm gan bất thường, phản ứng dị ứng và căng thẳng.

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng

  • Phụ nữ có thai & cho con bú, người suy gan, suy thận.

  • Lưu ý chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc khi bị tiêu chảy.

Tương tác thuốc

Các loại thuốc có khả năng xảy ra tương tác với Azithromycin: Theophylline. Warfarin. Digoxin. Ergotamin & dẫn xuất. Triazolam và các thuốc chuyển hoá qua cytochrom P450.

return to top