Không giống như sự phát triển của ngành Điều dưỡng ở các nước Châu Âu. Ở Việt Nam từ xa xưa vốn không có ngành Điều dưỡng, từ thời phong kiến chỉ xuất hiện các thầy lang tự mình kê thuốc cho người bệnh.
Phải đến khi Thực dân Pháp đổ bộ thì những Bệnh viện manh nha bắt đầu được xây dựng. Các Bác Sĩ bắt đầu được đào tạo, có người được đào tạo trong nước, lại có người theo Pháp được đi học ở nước ngoài. Không nói quá khi ngành Điều dưỡng được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, cụ thể từ thời cuộc khai thác thuộc địa lần đầu tiên của Pháp diễn ra.
Chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam, số lượng bệnh nhân phần lớn các thương bệnh binh ngày càng nhiều. Các Bác Sĩ không thể tự mình lo hết , họ cần những người phụ tá biết sử dụng những kỹ thuật, vật tư Y tế cơ bản để trợ giúp mình. Và thế là những lớp đào tạo miễn phí các Điều dưỡng dưới hình thức sơ khai bắt đầu được mở ra.
Các lớp học Điều dưỡng được mở trong các Bệnh viện với những tiết học khá chóng vánh và không bài bản, phần lớn các Điều dưỡng khi đó được thực hành về mặt kỹ thuật sơ cứu Y tế là chủ yếu.
Trước và sau cách mạng tháng 8, ngành Điều dưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được coi trọng.
Khi Pháp quay trở lại năm 1946, tiến hành cuộc xâm lấn thuộc địa lần thứ 2, các Điều dưỡng viên lúc bấy giờ đứng trước nhiệm vụ mang tính chất dân tộc. Lúc này vai trò của những Điều dưỡng viên trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ có nhiệm vụ ra mặt trận chính chăm sóc những thương bệnh binh, bắt đầu lên các phương án chăm lo cho các chiến sĩ trên mặt trận.
Từ thời chống Pháp lần 2 cho đến khi cuộc đấu tranh chống Đế quốc Mỹ thắng lợi, ngành Điều dưỡng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặc biệt coi trọng.
Năm 1982, ngay trước thềm kỳ đại hội lần thứ 8 chuẩn bị diễn ra cách đó 2 năm, Nhà nước đã cho phép Bộ Y tế ban hành chức danh Y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.
Trước kỳ Đại hội 8 một năm, vào năm 1985, nhiều bệnh viện trong cả nước đã bắt đầu xây dựng cho mình những phòng Điều dưỡng riêng, các tổ chức Điều dưỡng bắt đầu tách ra khỏi các phòng Y vụ. Những Bệnh viện tiếp tục mở các lớp đào tạo nội bộ cho các Điều dưỡng, những Điều dưỡng viên toàn bộ là nữ giới theo học.
Năm 1986, khi kỳ Đại hội 8, kỳ Đại hội đánh dấu bước ngoặt của đất nước diễn ra, tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội thay đổi toàn diện. Bộ Y tế bắt đầu xác định thành lập những trường đào tạo ngành Y trọng điểm.
Từ đó Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chính thức được xây dựng, trở thành 2 trường có chuyên khoa đào tạo Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam.
Đến năm 1990, các Sở Y tế đã được thành lập khắp các địa phương trong cả nước, nhận thấy cần có một tổ chức sự nghiệp đảm bảo được quyền lợi cho ngành Điều dưỡng, đặc biệt là các Điều dưỡng viên. Đến ngày 26/10/1990, Hội Điều dưỡng Việt Nam chính thức được thành lập.
Kể từ đó ngày 26 hằng năm được quy định là ngày Điều dưỡng của Việt Nam..
Như vậy, ngày Điều dưỡng Việt Nam gắn với sự ra đời của Hội Điều dưỡng Việt Nam. Xác định kim chỉ nam duy nhất là đào tạo nên những Điều dưỡng viên chất lượng, phấn đấu vì sức khỏe của cộng đồng.
Tại đại hội lần thứ nhất diễn ra tại hội trường Ba Đình, hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam bầu ra Ban chấp hành với nhiệm kì 03 năm gồm 31 ủy viên. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ được bầu làm Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đầu tiên, cùng với 3 phó chủ tịch khác là bà Trịnh Thị Loan, bà Nguyễn Thị Niên và ông Nguyễn Hoa.
Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là vợ của bác sĩ, viện sĩ, giáo sư nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bà từng được xem là hoa khôi Hà Thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Trong suốt 22 năm đứng trên cương vị của mình, bà là người đi đầu và phát triển hệ thống điều dưỡng tại Việt Nam, là niềm tự hào của ngành điều dưỡng cả nước, là tấm gương say mê, tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Bà nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương kháng chiến hạng III, Thầy thuốc ưu tú, Giải thưởng Cống hiến trọn đời,…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh