NHÓM BỆNH NHÂN ĐẶC BIỆT
Trẻ em
Dược động học của zidovudin ở trẻ em trên 5 đến 6 tháng tuổi tương tự như ở người lớn.
Zidovudin được hấp thu tốt ở ruột và ở tất cả các liều nghiên cứu, sinh khả dụng khoảng 60 đến 74%, trung bình là 65%. Nồng độ C[ss]max là 4,45 micromol (1,19 microgram/ml) sau khi uống zidovudin (dạng dung dịch) liều 120 mg/m2 bề mặt cơ thể và 7,7 micromol (2,06 microgram/ml) với liều 180 mg/m2 bề mặt cơ thể.
Ở trẻ em, tỷ lệ nồng độ Zidovudin dịch não tủy/ huyết tương trung bình nằm trong khoảng từ 0,52 đến 0,85, khi định lượng trong thời gian điều trị bằng đường uống từ 0,5 đến 4 giờ sau khi dùng thuốc và là 0,87 khi định lượng trong thời gian điều trị bằng đường tĩnh mạch từ 1 đến 5 giờ sau một ca truyền kéo dài 1 giờ. Trong khi truyền tĩnh mạch liên tục, tỷ lệ nồng độ thuốc ở dịch não tủy/ huyết tương ở trạng thai ổn định trung bình là 0,24.
Với liều dùng đường tĩnh mạch, thời gian bán hủy cuối cùng trung bình trong huyết tương và thanh thải toàn thân tương ứng là 1,5 giờ và 30,9 ml/phút/kg. Chất chuyển hóa chính là 5’-glucuronit. Sau liều dùng đường tĩnh mạch, đã tìm thấy 29% liều dùng dưới dạng không đổi trong nước tiểu và 45% được bài tiết dưới dạng glucuronit. Độ thanh thải qua thận của zidovudin cao hơn thanh thải creatinin rất nhiều cho thấy thải trừ qua ống thận là thủ yếu.
Dữ liệu hiện có về dược động học trên trẻ sơ sinh và nhũ nhi cho thấy quá trình glucuronit hóa zidovudin giảm khiến tăng sinh khả dụng, giảm thanh thải và kéo dài thời gian bán hủy ở trẻ nhỏ hơn 14 ngày tuổi nhưng sau đó dược động học dường như tương tự ở người lớn.
Người già: Dược động học của zidovudin ở bệnh nhân trên 65 tuổi chưa được nghiên cứu.
Suy thận: So với người khỏe mạnh, bệnh nhân bị suy thận nặng tiến triển có nồng độ đỉnh của zidovudin trong huyết tương cao hơn 50%. Phơi nhiễm toàn thân (được xác định bởi diện tích dưới đường cong nồng độ zidovudin theo thời gian) tăng 100%; thời gian bán hủy không thay đổi đáng kể. Trong tình trạng suy thận có sự tích lũy đáng kể của chất chuyển hóa chính glucuronit nhưng không gây độc tính. Thẩm phân máu và phúc mạc ảnh hưởng không đáng kể đến việc đào thải zidovudin mặc dù thải trừ của chất chuyển hóa glucuronit tăng (xem Liều lượng và cách dùng).
Suy gan: Dữ liệu ở bệnh nhân xơ gan cho thấy có thể xảy ra sự tích lũy zidovudin ở bệnh nhân suy gan do giảm quá trình glucuronit hóa. Có thé cần điều chỉnh liều, nhưng vì chỉ có dữ liệu hạn chế nên không thể đưa ra khuyến cáo cụ thể (xem Liều lượng và Cách dùng).
Thai kỳ
Dược động học của zidovudin đã được khảo sát trong một nghiên cứu trên 8 phụ nữ ở ba tháng cuối thai kỳ. Trong quá trình mang thai, không có bằng chứng về sự tích lũy zidovudin.
Dược động học của zidovudin tương tự như ở người lớn không có thai. Nhất quán với việc truyền zidovudin thụ động qua nhau thai, nồng độ zidovudin ở huyết tương nhũ nhi lúc sinh ra tương đương ở huyết tương mẹ lúc sinh.
DỮ LIỆU AN TOÀN TIỀN LÂM SÀNG
Tính gây ung thư, đột biến
Không thấy bằng chứng về đột biến gen trên thử nghiệm Ames. Tuy nhiên, zidovudin có tác dụng gây đột biến nhẹ ở thử nghiệm trên tế bào u lymphô chuột và dương tính trong một thử nghiệm biến nạp tế bào in vitro. Đã thấy tác dụng gây gãy nhiễm sắc thể trong một nghiên cứu in vitro trên tế bào lympho người và nghiên cứu micronucleus in vivo khi dùng liều uống nhắc lại trên chuột cống và chuột nhắt. Không thấy tổn thương nhiễm sắc thể trong nghiên cứu di truyền tế bào in vivo ở chuột cống. Một nghiên cứu trên tế bào lympho máu ngoại vi của 11 bệnh nhân AIDS cho thấy tần suất gãy nhiễm sắc thể cao hơn ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng RETROVIR so với nhóm không được điều trị. Một nghiên cứu thí/điểm cho thấy zidovudin sát nhập với ADN nhân của tế bào bạch cầu người lớn,kể cả phụ nữ mang thai, khi dùng RETROVIR để điều trị nhiễm HIV-1, hoặc để phòng ngừa lây truyền virus từ mẹ sang con. Zidovudin cũng sát nhập với ADN từ tế bào bạch cầu máu dây rốn của trẻ sơ sinh có mẹ dùng zidovudin. Ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện này còn chưa rõ.
Trong nghiên cứu tính gây ung thư của zidovudin dùng đường uống ở chuột cống và chuột nhắt, đã thấy các khối u biểu mô âm đạo xuất hiện muộn. Không thấy các khối u khác lien quan đến zidovudin ở cả hai giới của cả hai loài này. Một nghiên cứu tiếp theo về khả năng gây ung thư âm đạo đã khẳng định giả thuyết rằng khối u âm đạo là kết quả của sự phơi nhiễm tại chỗ kéo dài của biểu mô âm đạo của loài gặm nhắm với zidovudin nồng độ cao ở dạng chưa chuyển hóa trong nước tiểu. Những giá trị phỏng đoán trên người dựa vào những nghiên cứu tính gây ung thư trên bộ gặm nhấm là chưa chắc chắn và do đó ý nghĩa lâm sàng của những nghiên cứu này chưa rõ.
Hơn nữa đã tiến hành hai nghiên cứu tính gây ung thư qua nhau thai trên chuột nhắt. Một nghiên cứu, thực hiện bởi Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỷ, đã sử dụng zidovudin với liều dung nạp tối đa cho chuột nhắt có thai từ ngày thứ 12 đến 18 của thai kỳ. Một năm sau khi sinh, đã thấy tăng tần suất xuất hiện khối u ở phổi, gan và cơ quan sinh sản của con cái thế hệ sau đã bị phơi nhiễm với liều cao nhất (420 mg/kg/kỳ cân nặng).
Trong nghiên cứu thứ hai, đã sử dụng zidovudin cho chuột nhắt với liều lên tới 40 mg/kg cho phơi nhiễm bắt đầu trước sinh từ ngày phôi thai thứ 10, kéo dài trong 24 tháng. Những phát hiện liên quan đến điều trị này giới hạn bởi những khối u biểu mô âm đạo xuất hiện muộn, với tần suất và thời điểm khi xuất hiện tương tự như trong nghiên cứu khả năng gây ung thư khi cho uống liều chuẩn. Như vậy, nghiên cứu thứ hai cũng không cung cấp thêm bằng chứng cho rằng zidovudin gây tác dụng như là chất gây ung thư truyền qua nhau thai.
Kết luận lại dữ liệu về khả năng gây ung thư qua nhau thai trong nghiên cứu đầu tiên cho thấy một nguy cơ mang tính giả thuyết, trong khi đó đã chứng minh được rõ rằng dùng zidovudin trong thai kỳ giảm nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con.
Độc tính sinh sản
Nghiên cứu trên chuột cống và thỏ mang thai dùng zidovudin cho thấy có sự tăng tỷ lệ thai chết lưu. Một nghiên cứu khác trên chuột cống cho thấy liều gần với liều gây chết trung bình đường uống đã làm tăng tỷ lệ phôi thai bất thường. Không có bằng chứng gây quái thai ở liều nghiên cứu thấp hơn.
Trong nghiên cứu trên chuột cống, zidovudin không gây suy giảm khả năng sinh sản của con đực hay cái.
HẠN DÙNG
5 năm kể từ ngày sản xuất.
BẢO QUẢN
Dưới 30°C.
Bảo quản ở nơi khô ráo và tránh ánh sáng.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIỀN BÁC SỸ.
SẢN XUẤT BỞI S.C. EUROPHARM S.A. Wo 2 Panselelor Street, 500419 Brasov, Romania.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh