✴️ Những lý do không nên trì hoãn điều trị thoát vị

1. Thoát vị ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Điều đầu tiên cần xem xét là bạn có đang gặp phải các triệu chứng của thoát vị hay không. Không phải ai cũng có triệu chứng với thoát vị, đặc biệt là những người nhỏ tuổi. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là đau. Những triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác nặng nề hoặc đầy ở bụng hoặc háng. Cho dù bạn có triệu chứng hay không, thoát vị cũng có thể cản trở các hoạt động giải trí và công việc của bạn. Vì vậy, bạn cũng cần phải nhận biết nếu bạn đang bị cản trở sinh hoạt do thoát vị.

Nếu bạn có các triệu chứng, đặc biệt là đau, bác sĩ có khả năng đề nghị phẫu thuật. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không có các triệu chứng hoặc chúng rất ít? Trong trường hợp này, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chờ đợi, theo dõi sát sao. Trước khi bạn đồng ý chờ đợi theo dõi, hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết toàn bộ quá trình hình thành thoát vị của bạn. Thành thật về bất kỳ hạn chế nào mà thoát vị gây ra đối với bạn.

Khi các triệu chứng xảy ra, thường gặp nhất là đau. Những triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác nặng nề hoặc đầy ở bụng hoặc háng

 

2. Yếu tố nguy cơ khi trì hoãn điều trị thoát vị

2.1 Không điều trị thoát vị gây chèn ép khối thoát vị (hernias can become incarcerated)

Một nguy cơ nghiêm trọng tiềm ẩn nếu không cố định thoát vị là nó có thể bị kẹt bên ngoài thành bụng, bị chèn ép. Điều này có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu đến khối thoát vị và làm tắc nghẽn ruột, dẫn đến thoát vị bị nghẹt. Trường hợp này cần phải phẫu thuật khẩn cấp. Không phải tất cả các trường hợp thoát vị đều tiến triển đến thời điểm này. Nhưng dù sao thì đó cũng là một nguy cơ. Tránh tình huống khẩn cấp mà bạn không thể kiểm soát là một lý do để cân nhắc không trì hoãn phẫu thuật.

 

2.2 Không điều trị thoát vị làm khối thoát vị tiến triển tăng dần (Hernias growth)

Một kịch bản có khả năng xảy ra hơn là khối thoát vị của bạn sẽ tiếp tục phát triển và yếu dần theo thời gian. Điều này có thể làm tăng các triệu chứng của bạn. Bao gồm cả đau và gây ra nhiều thay đổi trong lối sống. Các bác sĩ phẫu thuật biết rằng thoát vị nhỏ dễ sửa chữa hơn thoát vị lớn hơn. Tiến hành phẫu thuật thay vì trì hoãn nó có thể ngăn các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ. Nó cũng có thể giúp bạn tránh bị cản trở sinh hoạt.

 

2.3 Thoát vị cuối cùng cần phải phẫu thuật

Ngay cả khi không có các triệu chứng, bạn vẫn có thể cân nhắc phẫu thuật sớm hơn là muộn. Phẫu thuật thoát vị là không thể tránh khỏi trong hầu hết các trường hợp. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người bị thoát vị phải phẫu thuật trong vòng 10 năm. Hãy nhớ rằng việc trì hoãn phẫu thuật cho đến khi khối thoát vị lớn hơn và các cơ yếu hơn có thể khiến việc phẫu thuật và phục hồi khó khăn hơn.

 

3. Sức khỏe tổng thể của bạn có thể thay đổi

Tuổi của bạn có thể quyết định việc chờ đợi có phải là yếu tố nguy cơ cho bạn hay không. Bỏ qua phẫu thuật trong nhiều năm có nghĩa là bạn không có sức khỏe tổng thể hoặc thể chất tốt. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật và phục hồi của bạn. Vì vậy, phẫu thuật ở độ tuổi trẻ có thể có lợi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là người cao tuổi (trên khoảng 75 tuổi), không hoạt động nhiều và chứng thoát vị của bạn không gây ra vấn đề gì, thì tốt hơn là không nên điều trị nó. Yếu tố nguy cơ của phẫu thuật có thể lớn hơn lợi ích của việc điều trị.

 

4. Biến chứng của thoát vị

4.1 Nghẹt ruột

Nghẹt là tình trạng các tạng chứa trong túi thoát vị không thể đẩy trả lại vào phúc mạc. Chúng có thể bị dính giữa các phần trong của túi với tạng, dính giữa cổ túi làm cho tạng không thoát ra được.

Những bệnh nhân thoát vị bẹn dẫn đến nghẹt có thể không có triệu chứng. Ngoại trừ trường hợp túi thoát vị to thêm và gây ra tình trạng đau đau, bác sĩ sẽ nghĩ đến nghẽn ruột. Nếu nghẹt khiến bệnh nhân khó chịu và có các triệu chứng của tắc ruột tốt nhất nên mổ cấp cứu.

 

4.2 Tắc ruột

Thường gặp ở ruột non, hiếm hơn là kết tràng, thậm chí có cả dạ dày. Khi có bệnh nhân nhập viện với triệu chứng của tắc ruột nhưng chưa xác định được nguyên nhân do đâu bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám, chẩn đoán bằng các công nghệ hiện đại.

 

4.3 Xoắn ruột

Mạch máu của tạng thoát vị có thể bị tắc nghẽn do chèn ép ở cổ thoát vị. Khi đó, tạng thoát vị thường là quai ruột non xảy ra đột ngột, thường làm xoắn thành phần trong túi thoát vị. Trong túi đó có cả động mạch và tĩnh mạch của đoạn ruột. Trong trường hợp người bệnh bị phù nề mạc treo ruột, tắc dòng chảy tĩnh mạch làm quai ruột tiết dịch nhiều cần được cấp cứu kịp thời, tránh hậu quả bị chèn ép động mạch khiến thiếu máu của quai ruột.

Khi đó, tạng thoát vị thường là quai ruột non xảy ra đột ngột, thường làm xoắn thành phần trong túi thoát vị.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top