✴️ Bệnh hen phế quản ở người già nguy hiểm hơn so với các lứa khác

Nội dung

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở người già
Có nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở người già như  nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính hay mạn do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm) như viêm họng mạn tính, viêm phế quản, giãn phế quản do lạnh đột ngột, …

Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt người già và trẻ em

Hen phế quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt người già và trẻ em

Một số trường hợp người già bị hen do gặp phải kháng nguyên lạ đối với cơ thể như vẩy da hay nước bọt của các loài động vật có lông nuôi trong nhà như chó, mèo.
Ngoài ra, nấm mốc cũng là một nguyên nhân được nhắc tới nhiều trong căn nguyên gây nên bệnh hen phế quản ở người già.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Khói, bụi đường, khói thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải mùi thuốc lá, thuốc lào trong một thời gian dài.

Bệnh hen phế quản ở người già

Người bệnh cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế

Một số trường hợp có nguyên nhân là do một số thuốc dùng điều trị một số bệnh cũng là căn nguyên gây nên bệnh hen phế quản ở người già:  aspirin có tác dụng chống đau, hạ sốt, chống ngưng tập tiểu cầu.
Hen phế quản là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở những người trẻ và ít gặp hơn ở người già, tuy nhiên nếu người già mắc bệnh thì mức độ nguy hiểm thường cao hơn.

 

Đặc điểm bệnh hen phế quản ở  người già

Bệnh hen phế quản ở người già có những điểm khác với người trẻ như sau:
– Do cấu trúc và chức năng của đường hô hấp ở người già đã bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên khả năng đáp ứng với thuốc cũng kém đi.
– Người già thường kém minh mẫn và có thể không nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bệnh trở nặng.
– Người già dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn so với người trẻ. Các tác dụng phụ của thuốc hen phế quản thường gặp ở người già như run tay, nhịp tim nhanh, đặc biệt là những người có bệnh tim mạch

– Người già hay quên uống thuốc điều độ dẫn đến cơn hen tái phát mặc dù trước đó bệnh đã được kiểm soát.
– Người già thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc đường hít cũng như các thiết bị máy móc. Vì vậy, thuốc đưa vào cơ thể thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm.
– Người già do quá trình lão hóa, nên có thể mắc nhiều bệnh cùng lúc như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim…
– Ngoài ra, do khả năng đào thải thuốc ở người già kém nên người bệnh dễ bị ngộ độc hoặc chịu nhiều tác dụng không mong muốn của thuốc
Vì vậy, khi điều trị bệnh hen phế quản ở người già cần chú ý:
– Điều đầu tiên phải lưu ý đến tâm lý tuổi già. Cần phải khéo léo thuyết phục các cụ hiểu được tính chất của bệnh là mạn tính và việ chữa trị cần kéo dài, kiên trì và đều đặn.
– Khi khám bệnh nên báo cho bác sĩ biết về các bệnh lý khác của mình, cần mang đầy đủ đơn thuốc của những loại thuốc đã và đang sử dụng. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các tác dụng phụ hay gặp của thuốc trị hen phế quản như run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, tiểu đêm, khó ngủ, … cần thiết phải thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể cân nhắc kịp thời.
Tóm lại, bệnh hen phế quản ở người già thường có những khó khăn nhất định, vì vậy, cần hết sức lưu ý và biết cách xử trí mới có thể giúp cho các cụ kiểm soát hen tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top