Tam quan là gì? Tam quan lệch lạc là vấn đề gì

Nội dung

1. Tam quan là gì ?

Trong triết học, tam quan là những quan điểm của con người về thế giới xung quanh. Đó là cách nhìn nhận, đánh giá khách quan về cuộc sống. Thế giới tam quan của con người được hình thành bởi 3 yếu tố:

  • Thế giới quan hay là vũ trụ quan. Đó là những quan điểm, suy nghĩ của con người về thế giới xung quanh và sự liên kết của con người và thế giới. Thế giới quan chính là cách bạn nhìn thế giới. Thế giới quan của một người được quyết định bởi những thứ họ tiếp xúc, nhìn thấy, nghe thấy. Ví dụ hôm nay bạn học được một công thức, đọc một quyển sách hay là kết giao được với một người bạn tài trí… Tất cả đều đang làm cho thế giới quan của bạn càng thêm phong phú hơn.
  • Gía trị quan: Đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Giá trị quan là cách nhìn nhận của bạn đối với một sự vật hiện tượng: Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Bởi vì cùng một sự việc nhưng mỗi người chúng ta lại có một cách nhìn nhận khác nhau. Có những người cho rằng tri thức quyết định vận mệnh, có người cho rằng sức khỏe mới là quan trọng nhất, cũng có người cho rằng tiền bạc mới là quan trọng nhất.
  • Nhân sinh quan: Thể hiện thái độ của con người đối với các vấn đề cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh.Thế giới quan và giá trị quan sẽ cùng nhau quyết định nhân sinh quan của bạn. Bạn đọc nhiều sách đến vậy, đã trải qua nhiều thứ như vậy, ngoảnh đầu lại hỏi bản thân: Ước mơ của mình là gì? Mình muốn trở thành người như thế nào? Đó chính là Nhân sinh quan.

Tam quan của một người sẽ quyết định trực tiếp đến nhận thức và cách hành xử của cá nhân đó đối với thế giới xung quanh. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng giúp chúng ta thiết lập nên các giá trị và đạo đức cho riêng mình.

 

2. Tam quan lệch lạc là gì?

Đó là những suy nghĩ lệch lạc, không đúng của con người về thế giới quan. Những suy nghĩ ấy có thể là do môi trường sống và làm việc, gia đình, bản chất của con người. Ở nhiều góc độ khác nhau mà suy nghĩ ấy sẽ tác động tiêu cực đến lối sống và hành động của con người, mang đến những kết quả không tốt, có cái nhìn tiêu cực về bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là 15 lối suy nghĩ lệch lạc phổ biển nhất

 

2.1 Sàng lọc

Bạn tập trung vào các chi tiết tiêu cực và phóng đại chúng lên, cùng lúc đó bỏ ra ngoài mọi khía cạnh tích cực của sự việc. Một chi tiết đơn lẻ có thể được chọn ra, và rồi toàn bộ sự việc sẽ mang màu sắc của chi tiết đó. Khi bạn tách riêng những điều tiêu cực khỏi bối cảnh, bạn sẽ khiến chúng lớn hơn và tồi tệ hơn so với thực tế.

 

 2.2 Suy nghĩ phân cực

Mọi thứ đầu đen hay trắng, tốt hay xấu; bạn phải là người hoàn hảo, nếu không thì là thất bại,...không có vị trí ở giữa, không có sự trung dung.

 

 2.3 Khái quát hóa.

Bạn đi đến kết luận dựa trên một sự kiện đơn lẻ hoặc một ít chứng cứ. Nếu điều gì xấu xảy ra một lần, bạn sẽ cho rằng nó lại tiếp tục xảy ra nhiều lần. "Luôn luôn" và "không bao giờ" là những dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ theo lối này. Kiểu suy nghĩ vội vàng có thể đưa đến một cuộc sống bị hạn chế, bởi bạn tránh các thất bại trong tương lai chỉ dựa trên một sự việc, sự kiện đơn lẻ.

 

 2.4 Đọc trước suy nghĩ

Không cần mọi người lên tiếng, bạn đã biết họ đang có cảm giác gì và lý do tại sao họ lại hành động theo cách đó. Đặc biệt, bạn có khả năng tiên đoán mọi người có cảm nhận như thế nào về bạn. Việc đọc trước suy nghĩ phụ thuộc vào một quá trình gọi là "phép chiếu". Bạn tưởng tượng rằng mọi người cũng cảm nhận và phản ứng với mọi thứ giống bạn. Vì vậy, bạn không quan sát hay lắng nghe đủ cẩn thận và không nhận ra rằng họ thực sự khác biệt. Những người đọc trước suy nghĩ sẽ đi đến các kết luận chủ quan, nhưng lại không kiểm tra xem liệu điều đó có đúng với những người khác hay không.

 

 2.5 Biến mọi thứ thành hiểm họa.

Bạn kì vọng thảm họa sẽ xảy ra. Bạn chú ý hoặc nghe về một vấn đề và rồi bắt đầu nghĩ "điều gì sẽ xảy ra nếu..." Điều gì sẽ xảy ra nếu bi kịch ập đến? Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện tồi tệ đến với tôi?

 

 2.6 Riêng tư hóa

Nghĩ rằng những điều mọi người làm hoặc nói đều là một loại phản ứng nào đó đối với bạn. Bạn cũng so sánh bản thân mình với những người khác và cố xác định xem ai thông minh hơn, ai ưa nhìn hơn,...

 

 2.7 Nhầm lẫn về khả năng kiểm soát.

Nếu bạn cảm thấy mình bị kiểm soát quá nhiều bởi các yếu tố bên ngoài, bạn sẽ nhìn nhận bản thân là bất lực, nạn nhân của số phận. Ngược lại, nếu bạn đặt cho mình quá nhiều sự kiểm soát, bạn có xu hướng trách nhiệm cho nỗi đau và hạnh phúc của mọi người xung quanh.

 

 2.8 Nhầm lẫn về sự công bằng.

Bnạ cảm thấy bực bội vì cho rằng mình biết thế nào là công bằng, nhưng những người khác lại không đồng ý với bạn, hay không hành xử giống như quan điểm "công bằng" của bạn.

 

 2.9 Đổ lỗi

Bạn cho rằng người khác phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ của bạn, hoặc ngược lại, đổ lỗi cho bản thân về mọi vấn đề. Thông thường, đổ lỗi là hành động khiến người khác phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn và quyết định của cá nhân bạn. Trong các hệ thống đổ lỗi, bạn từ chối quyền (và trách nhiệm) của mình để nhấn mạnh nhu cầu của bản thân, từ chối, hoặc bỏ đi nơi khác để tìm những gì bạn muốn.

 

 2.10 Quá quy tắc 

Bạn có cả một danh sách các quy tắc cứng nhắc quy định bạn và những người khác nên hành xử ra sao. Những ai phá vỡ quy tắc này sẽ khiến bạn tức giận, và bạn cảm thấy tội lỗi nếu chính mình vi phạm nguyên tắc đó.

 

 2.11 Tư duy dựa trên cảm xúc

Bạn tin rằng những gì bạn cảm nhận là hoàn toàn đúng. Nếu bạn cảm thấy ngớ ngẩn và nhàm chán, vậy nghĩa là bạn thực sự ngớ ngẩn và nhàm chán. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, vậy chắc chắn bạn đã làm gì điều gì đó sai trái. Vấn đề của "tư duy theo cảm xúc" là: xúc cảm cảu bạn có tương tác và tương quan với quá trình tư duy. Vì vậy, nếu bạn có những niềm tin và suy nghĩ lệch lạc thì xúc cảm của bạn sẽ phản ánh những điều lệch lạc đó.

 

 2.12 Ảo tưởng thay đổi người khác.

Bạn mong đợi người khác sẽ thay đổi để phù hợp với bạn, chỉ cần bạn đủ gây áp lực hoặc chiều chuộng họ. Bạn cần phải thay đổi mọi người bởi hy vọng được hạnh phúc của bạn dường như hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Nhưng sự thật là, người duy nhất bạn có thể kiểm soát hoặc có hy vọng thay đổi là chính bản thân bạn. Nhận định ẩn bên dưới lối nghĩ này là: bạn cho rằng hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào hành động của người khác. Nhưng thực tế là hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào hàng nghìn quyết định lớn nỏ mà bạn đưa ra trong cuộc sống.

 

 2.13 Dán nhãn toàn thể

Bạn khái quát một hoặc hai phẩm chất (ở bản thân hoặc người khác) thành một nhận định tiêu cực cho toàn thể. Dán nhãn toàn thể sẽ bỏ qua tất cả bằng chứng trái chiều, tạo nên một cái nhìn rập khuôn và một chiều về thế giới. Dán nhãn cho bản thân có thể gây tác động tiêu cực đến sự tự tin của bạn; trong khi dán nhãn lên những người khác có thể dẫn tới nhận định bộp chộp, các vấn đề về mối quan hệ và thành kiến.

 

 2.14 Tôi luôn đúng

Bạn liên tục xem xét để chứng tỏ rằng ý kiến và hành động của bản thân là chính xác. Sai trái là điều không thể chấp nhận được và bạn sẽ làm mọi cách để chứng minh sự đúng đắn của mình.

 

 2.15 Ảo tưởng về phần thưởng

Bạn mong đợi tất cả mọi hy sinh và từ bỏ lợi ích của mình sẽ được đền đáp, như thể có ai đó đang ghi sổ cho bạn. Bạn sẽ cảm thấy cay đắng khi phần thưởng không đến như kỳ vọng. Vấn đề chính là, mặc dù bạn luôn làm "điều tốt" nhưng bạn lại không thực sự đặt tâm vào đó, bạn chỉ đang làm tổn hại bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

return to top