Các loại thiền thường được sử dụng và các cấp độ thiền

Thiền Vipassana

Vipassana là một trong những hình thức thiền cổ xưa nhất trên thế giới, bắt nguồn từ chính Phật pháp giúp người hành thiền giảm căng thẳng và nhận thức sự việc tỏ tường hơn…

 

Thiền tâm từ

Loại thiền này liên quan đến việc cố gắng tập trung sự chú ý của bạn vào cảm giác yêu thương và lòng trắc ẩn đối với bản thân và những người khác. (1)

Vipassana mang tính trung lập hơn, phương pháp thiền này liên quan đến việc quan sát những suy nghĩ và cảm xúc một cách không định kiến hay phán xét.

 

Thiền định

Thiền định là một hình thức khi thực hiện sẽ tập trung sự chú ý vào một đối tượng duy nhất, không phân tâm để tâm trí an tĩnh để quan sát và suy ngẫm chân lý một cách tỏ tường. (2)

Trong thiền Vipassana, bạn chỉ được phép quan sát, không được có những suy nghĩ, phán xét hoặc có bất cứ hành động nào khác.

 

Thiền siêu việt

Thiền siêu việt liên quan đến việc sử dụng một câu thần chú hoặc âm thanh để giúp bạn đạt được trạng thái thư giãn sâu và tinh thần minh mẫn. (3)

Vipassana là hình thức thiền tĩnh lặng, sử dụng tâm trí để quan sát khi hành thiền.

 

Thiền chuyển động

Thiền chuyển động - hay còn gọi là thiền Hành, liên quan đến việc tập trung vào các cảm giác thể chất trong khi đang chuyển động nhẹ nhàng, chẳng hạn như: đi bộ, yoga,... để mang tới sự cảm nhận nhiều hơn về những thay đổi, cảm giác nhỏ trong khi tập luyện - những thứ mà chúng ta bình thường không để ý đến. (4)

 

Ðứng về phương diện các trình độ của Thiền, kinh sách có dạy như sau:

1. Thế gian thiền. Thiền này có hai loại: Căn bản vị thiền và Căn bản tịnh thiền. Căn bản vị thiền gồm có mười hai phẩm, phân làm ba: Tứ thiền, Tứ vô lượng và Tứ không.

Người phàm chán cảnh tán loạn của Dục giới thì tu Tứ thiền. Người muốn phước lớn thì tu Tứ vô lượng. Kẻ nhàm chán cảnh sắc giới chật hẹp thì tu Tứ không. Vì mười hai phẩm Thiền này có thể làm căn bản cho thiện pháp xuất thế gian, nên gọi là Căn bản thiền. Với lại, an trú trong mười hai phẩm ấy, người tu Thiền còn ưa thích cảm giác lạc thọ của Thiền, nên gọi là Căn bản vị thiền.

Căn bản vị thiền, phân làm hai: Lục diệu môn và Thập lục đặc thắng. Ai có huệ tánh nhiều thì tu Lục diệu môn, kẻ nào có định tánh nhiều thì tu Thập lục đặc thắng. Những ai có huệ tánh và định tánh đều nhau thì có thể tu cả hai loại. Vì người ta có thể căn cứ vào pháp Thiền này để phát sinh vô lậu trí, không phải chỉ thuần hữu lậu, như ở Căn bản vị thiền, nên gọi là Căn bản tịnh thiền.

Tuy nhiên, cả hai loại đều chỉ là thế gian thiền mà thôi, vì trước thời Phật giáng thế, phép Thiền này đã có.

2. Xuất thế gian thiền. Pháp Thiền này là của bậc xuất thế. Có bốn thứ Thiền quán: Cửu tướng quán, Bát bối xả quán, Bát thắng xứ quán và Thập nhất thiết xứ quán. Tu bốn Thiền quán này, tuy là lấy các pháp hữu vi làm đối tượng suy nghiệm, nhưng có thể đi đến kết quả ly dục, phát sinh vô lậu trí, nên gọi là Xuất thế gian thiền.

3. Xuất thế gian thượng thượng thiền. Ðây là pháp Thiền cao tột của các bậc đại nhân. Kinh Ðịa trì có giải về chín môn đại thiền này như sau:

– Một là “Tự tánh thiền”, nghĩa là quán sát thật tướng của tự tâm, không cần lấy đối tượng ngoại cảnh.

– Hai là “Nhất thiết thiền”, có công năng tự hành và hóa tha.

– Ba là “Nan thiền”, môn Thiền gian nan, thâm diệu, khó tu.

– Bốn là “Nhất thiết môn thiền”, có nghĩa là tất cả các pháp Thiền định đều do môn (cửa) này mà phát xuất.

– Năm là “Thiện nhân thiền”, môn Thiền của những chúng sinh có đại thiện căn cùng tu.

– Sáu là “Nhất thiết hạnh thiền”, bao nhiếp tất cả hạnh pháp của Ðại thừa.

– Bảy là “Trừ não thiền”, có năng lực trừ diệt phiền não, khổ đau cho chúng sinh.

– Tám là “Thử thế tha thế lạc thiền”, có năng lực làm cho chúng sinh an lạc trong hiện tại và tương lai.

– Chín là “Thanh tịnh tịnh thiền”, có năng lực đoạn trừ hoàn toàn các hoặc nghiệp, và chứng được Tịnh báo đại Bồ đề. Ðến môn Thiền này, tâm ý hoàn toàn thanh tịnh và lại cũng không còn thấy cái tướng thanh tịnh ấy nữa, nên gọi là Tịnh báo.

return to top