Liệu pháp thay thế hormone (HRT) là một phương pháp điều trị cho các triệu chứng liên quan đến tình trạng mãn kinh ở phụ nữ. Mặc dù liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nguy cơ này là nhỏ và sẽ trở lại mức trung bình sau khi ngừng sử dụng.
Nguy cơ ung thư vú có thể giảm đáng kể sau khi một người ngừng sử dụng liệu pháp hormone thay thế. Tuy nhiên, tỉ lệ này chỉ mang tính tương đối. Nguy cơ ung thư vú cũng phụ thuộc vào loại liệu pháp hormone mà một người đang sử dụng.
Có hai loại liệu pháp thay thế hormone bao gồm HRT kết hợp, chứa cả estrogen và progesterone, và HRT chỉ chứa estrogen.
BreastCancer.org lưu ý rằng số lượng người sử dụng HRT đã giảm xuống kể từ khi nghiên cứu từ năm 2002 ban đầu tìm thấy mối liên hệ giữa HRT và ung thư vú.
Một nghiên cứu năm 2020 đã xem xét một cơ sở dữ liệu lớn về mối liên hệ giữa HRT và ung thư vú đã xác nhận kết quả của các nghiên cứu trước đó.
Trong đó, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc sử dụng kéo dài hoặc lâu dài các liệu pháp kết hợp progesterone và estrogen hoặc các liệu pháp chỉ sử dụng estrogen làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Tuy nhiên, mức độ rủi ro có thể khác nhau giữa các loại HRT. Các nhà nghiên cứu cũng công bố rằng HRT sử dụng estradiol-dydrogesterone có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp nhất và nguy cơ này dường như giảm xuống sau khi ngừng sử dụng HRT.
Breast Cancer Now, một tổ chức từ thiện của Anh, lưu ý rằng nguy cơ phát triển ung thư vú nếu một người ở độ tuổi từ 50–96 là như sau:
Estrogen và progesterone kết hợp có thể có yếu tố nguy cơ cao nhất so với bất kỳ loại HRT nào. Theo BreastCancer.org, nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 75% đối với những người dùng HRT kết hợp.
Tổ chức cũng lưu ý rằng HRT kết hợp làm tăng cơ hội mà chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể chẩn đoán ung thư vú của một người ở giai đoạn nặng hơn, điều này làm tăng khả năng tử vong.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2020, nguy cơ này cũng giảm đáng kể sau khi một người ngừng sử dụng HRT.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) tuyên bố rằng nguy cơ ung thư vú trở lại mức trung bình trong 3 năm sau khi một người ngừng sử dụng HRT kết hợp.
Kết quả của nghiên cứu năm 2020 phát hiện ra rằng nguy cơ giảm sau 5 năm đối với medroxyprogesterone và 10 năm đối với levonorgestrel - là một loại progesterone.
HRT kết hợp cũng có liên quan đến mật độ tuyến vú, điều này có thể khiến việc xác định vị trí ung thư trên chụp quang tuyến vú trở nên khó khăn hơn. Mật độ tuyến vú là một thuật ngữ để mô tả số lượng mô dày đặc so với mô mỡ trong vú ở phụ nữ. Mô dày đặc có nhiều xơ hơn mô mỡ.
HRT chỉ chứa estrogen cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Tuy nhiên, loại này có thể chỉ làm tăng nguy cơ sau 10 năm.
Nghiên cứu năm 2020 cho thấy nguy cơ nhỏ gia tăng sau khi dùng HRT chỉ có estrogen, nhưng nó cũng xác nhận nguy cơ tăng lên dựa trên thời gian sử dụng. Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng nguy cơ giảm dần kể từ khi một người ngừng sử dụng HRT.
Một người đã hoặc bị ung thư vú không nên dùng HRT. Thay vào đó, nên nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn thay thế.
Theo ACST, sử dụng HRT sau khi điều trị ung thư vú có thể làm tăng khả năng tái phát hoặc phát triển các khối u mới.
Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ lưu ý rằng các lựa chọn hàng đầu để quản lý các triệu chứng mãn kinh ở những người trong hoặc sau khi điều trị ung thư vú bao gồm các phương pháp không dùng thuốc.
Các phương pháp này bao gồm kem dưỡng ẩm, thuốc gây tê tại chỗ và chất bôi trơn để khắc phục các triệu chứng âm đạo.
Những người có tiền sử ung thư vú phụ thuộc vào estrogen có thể sử dụng liệu pháp estrogen đặt âm đạo nếu cơ thể không đáp ứng với các phương pháp tiếp cận không chứa estrogen. Liệu pháp estrogen âm đạo cung cấp liều lượng hormone thấp.
Một bài báo năm 2019 trên tạp chí Archives of Breast Cancer nói rằng không có hướng dẫn nào về sự an toàn của việc sử dụng HRT ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
Một đánh giá có hệ thống từ năm 2021 lưu ý rằng HRT không có ảnh hưởng liên quan đến nguy cơ ung thư ở những người mang gen BRCA.
Một nghiên cứu khác từ năm 2018 cho thấy việc sử dụng estrogen sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng không làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những người có gen BRCA1. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của HRT chứa progesterone.
Breast Cancer Today gợi lưu ý rằng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng HRT nếu bản thân có gen ung thư vú, chẳng hạn như BRCA1 hoặc BRCA2.
Nếu quyết định dùng HRT, có thể sử dụng một công thức liều lượng thấp hơn. Bạn cũng có thể thảo luận với bác sĩ cách dùng thuốc trong thời gian ngắn nhất có thể.
BreastCancer.org lưu ý rằng có thể thực hiện các bước nhất định để giảm nguy cơ phát triển ung thư vú cho dù có sử dụng HRT hay không.
Các chuyên gia khuyến cáo nên:
Điều quan trọng nữa là cần đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Điều này là do sự hiện diện của nhiều mô mỡ hơn có thể làm tăng mức độ estrogen và do đó, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Các chuyên gia cho biết thêm rằng một người có nguy cơ cao bị ung thư vú có thể được hưởng lợi từ việc thực hiện các biện pháp chẳng hạn như:
Đối với những người có nguy cơ phát triển ung thư vú cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc như tamoxifen và raloxifene.
Những lợi ích của việc dùng HRT có thể khác nhau ở mỗi người. Một số trường hợp có thấy rằng lợi ích lớn hơn nguy cơ.
HRT có thể giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh cũng như có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương.
Vì vậy, nên thảo luận về những lợi ích và rủi ro với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định liệu HRT có phù hợp với bản thân hay không.
Nếu quyết định dùng HRT, nên theo dõi và khám sàng lọc ung thư vú định kỳ và thường xuyên hơn.
Về mặt lý thuyết, các hormone sinh học có nguồn gốc từ thực vật.
Nhiều nhãn hàng tuyên bố rằng các sản phẩm hormone sinh học là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho HRT thông thường, có thể bao gồm các hormone tổng hợp. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chưa phê duyệt loại hormone này.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư vú cao hơn cũng tương đương đối với hormone sinh học cũng như hormone tổng hợp.
Nên nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ của HRT, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị khác thay vì sử dụng HRT.
Theo Office on Women’s Health, có thể không cần điều trị chính thức đối với các triệu chứng mãn kinh. Thay vào đó, một số phương pháp điều trị không liên quan đến HRT có thể bao gồm:
HRT làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nguy cơ có xu hướng tăng lên với các liệu pháp kết hợp cũng như sử dụng trong thời gian dài.
Một người đã từng bị ung thư vú hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng HRT nhằm điều trị các triệu chứng mãn kinh. Bác sĩ có thể thảo luận về các giải pháp khác có thể bao gồm thuốc OTC và thuốc kê đơn, cũng như các liệu pháp tự nhiên và toàn diện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh