ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT DO CẮT TÚI MẬT NỘI SOI CÓ TAI BIẾN VÀ KẾT QUẢ SỬA CHỮA TRONG 5 NĂM (2015-2019) TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý túi mật là vấn đề ngày càng được quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe. Điều trị bệnh lý túi mật trước kia là cắt túi mật mở bụng, đến thập niên 1980 phương pháp cắt túi mật nội soi được chọn lựa trong điều trị bệnh lý túi mật, kỹ thuật này phát triển trên toàn thế giới. Tại Việt Nam ca cắt túi mật nội soi đầu tiên năm 1992 được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy, ưu điểm của cắt túi mật nội soi là ít đau sau mổ, sẹo nhỏ, xuất viện sớm. Phẫu thuật càng áp dụng rộng rãi thì tổn thương đường mật ngày càng cao, so với mổ mở tổn thương đường mật chính cao hơn mổ mở 2- 3 lần, tổn thương đường mật (TTĐM) chính là tai biến nặng, trầm trọng, khả năng tử vong cao.

Điều trị tổn thương đường mật chính tùy thuộc vào thời điểm phát hiện mà mức độ biến chứng và di chứng khác nhau. Xử trí đường mật không phù hợp hoặc bỏ sót thương tổn dẫn đến những tai biến, di chứng nặng nề như rò mật gây viêm phúc mạc mật, tử vong. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm với hai mục tiêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán thương tổn đường mật được phát hiện trong hoặc sau mổ cắt túi mật nội soi có tai biến.
  2. Nhận xét kết quả sửa chữa các thương tổn đường mật do cắt túi mật nội soi có tai biến.

KẾT LUẬN

Qua xử lý 15 TH tổn thương đường mật sau cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi có một số kết luận:

  1. Tổn thương đường mật có thể được phát hiện ngay trong lúc mổ hoặc mổ lại lần 2 do biến chứng. Thương tổn thường gặp là tổn thương OMC. Nguyên nhân do nhầm lẩn cấu trúc giải phẫu hoặc do viêm dính hoặc do bất thường giải phẫu. 
  2. Kết quả sửa chữa tổn thương tùy thuộc vào loại thương tổn và thời gian phát hiện xử lý TTĐM phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Tấn Cường, Trà Quốc Tuấn (2008). Điều trị tổn thương đường mật chính sau cắt túi mật. Tạp chí Ngoại khoa, số 1-2008, tr 11-21.
  2. Ahmad M. et al (2013). Risk Factors for Conversion during Laparoscopic Cholecystectomy: Retrospective Analysis of Ten Years Experience at a Single Tertiary Referral Centre, p: 51-55.
  3. Phan Đình Tuấn Dũng và cs. (2012). Tổn thương đường mật trong cắt túi mật nội soi: chẩn đoán và chiến thuật điều trị. Tạp chí Gan mật Việt Nam, số 19-2012, tr 38-43.
  4. Ngô Đức Để và cs. (2014). Đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt túi mật điều trị viêm túi mật hoại tử tại bệnh viện Đồng Nai. Tạp chí Gan mật Việt Nam, số 3-2014, tr 58-62.
  5. Vasiliadis, K., Moschou, E., Papaioannou, S., et al. (2020). Isolated aberrant right cysticohepatic duct injury during laparoscopic cholecystectomy: Evaluation and treatment challenges of a severe postoperative complication associated with an extremely rare anatomical variant. Annals of Hepato-Biliary-Pancreatic Surgery, 24(2), 221.
  6. Radunovic, M., Lazovic, R., Popovic, N., et al. (2016). Complications of laparoscopic cholecystectomy: our experience from a retrospective analysis. Open access Macedonian journal of medical sciences, 4(4), 641.
  7. Peng, C., Ling, Y., Ma, C., Ma, X., Fan, W., Niu, W., & Niu, J. (2016). Safety outcomes of NOTES cholecystectomy versus laparoscopic cholecystectomy: a systematic review and meta-analysis. Surgical Laparoscopy, Endoscopy & Percutaneous Techniques, 26(5), 1347-1353.
  8. Nguyễn Vũ Phương và cs. (2016). Kết quả điều trị sỏi túi mật bằng phương pháp cắt túi mật nội soi tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Công nghệ, 165(05):73-76.
  9. Văn Tần và cs. (2006). Tổn thương đường mật trong cắt túi mật qua nội soi. Tạp chí Gan mật Việt Nam số đặc biệt 12-2006, tr 290-301.
  10. Miodrag et al. (2016). Complications of Laparoscopic Cholecystectomy: Our Experience from a Retrospective Analysis 65.EPI-15-0199.

 

 

return to top