✴️ Aluvia (Lopinavir + Ritonavir) - Abbott GmbH & Co. KG Germany (Phần 2)

Nội dung

p<0,001: 113 bệnh nhân điều trị bằng nelfinavir và 74 bệnh nhân điều trị bằng lopinavir/ritonavir có hàm lượng ARN của HIV trên 400 phiên bản/ml trong khoảng thời gian điều trị từ tuần 24 đến tuần 96. Trong số đó, các chủng phân lập từ 96 bệnh nhân điều trị với nelfinavir và 51 bệnh nhân điều trị lopinavir/ritonavir có thể được khuyếch đại để đánh giá kháng thuốc. Kháng nelfinavir được định nghĩa bởi sự có mặt của gen đột biến D30N hoặc L90MI đã được ghi nhận ở 41/96 bệnh nhân (43%). Kháng lopinavir được định nghĩ bởi sự có mặt của bất kỳ đột biến ở vị trí khởi đầu hoặc ở vị trí hoạt động trên protease (xem phần trên) đã được ghi nhận 0/50 bệnh nhân (0%). Sự vắng mặt của virus kháng lopinavir đã được xác nhận qua phân tích kiểu hình.

Nghiên cứu M05-730 là thử nghiệm phân nhóm ngẫu nhiên, mở, đa trung tâm tiến hành so sánh điều trị với lopinavir/ritonavir 800/200 mg 1 lần mỗi ngày kết hợp tenofovir DF, emtricitabin và lopinavir/ritonavir 400/100 mg 2 lần mỗi ngày kết hợp tenofovir DF, emtricitabin trên 664 bệnh nhân chưa từng điều trị thuốc kháng virus.

Do tương tác dược động học đã công bố giữa lopinavir/ritonavir và tenofovir (xem phần Tương tác thuốc), kết quả của nghiên cứu này không thể ngoại suy hoàn toàn khi sử dụng các phác đồ khác của lopinavir/rotinavir.

Bệnh nhân được phân nhóm ngẫu nhiên theo ty lệ 1:1 để sử dụng lopinavir/ritonavir liều 800/200 mg 1 lần mỗi ngày (n=333) hoặc sử dụng lopinavir/ritonavir 400/100 mg 2 lần mỗi ngày (n=331). Hơn nữa sự phân thành từng nhóm (viên nén và viên nang mềm) là theo tỷ lệ 1:1. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc dạng viên nén hoặc viên nang mềm trong 8 tuần sau đó tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc dạng viên nén 1 lần hoặc 2 lần mỗi ngày trong phần sau của nghiên cứu. Bệnh nhân được điều trị bằng emtricitabin 200 mg 1 lần mỗi ngày và tenofovir DF 300 mg 1 lần mỗi ngày. Nghiên cứu đã định nghĩa sự không thua kém của chế độ liều dùng 1 lần mỗi ngày so với liều 2 lần mỗi ngày được chứng minh nếu cận dưới của khoảng tin cậy 95% về sự khác biệt của tỷ lệ đối tượng đáp ứng (liều 1 lần mỗi ngày trừ đi liều 2 lần mỗi ngày) thấp hơn -12% ở tuần 48.

Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 39 (dao động từ 19 đến 71), 75% là người Cap-ca-dơ, nam giới chiếm 78%. Số lượng tế bào T CD4+ trung bình ở mức nên là 216 tế bào/mm3 (dao động từ 20 đến 775 tế bào/mm+3) và hàm lượng ARN của HIV-I trung bình ở mức nên là 5,0 log10 phiên bản/ml (dao động từ 1.7 đến 7.0 log10 phiên bản/ml).

Sau 96 tuần, kết quả xét nghiệm kiểu gen kháng thuốc thu được từ các bệnh nhân đáp ứng virus không hoàn chỉnh gồm 25 bệnh nhân trong nhóm sử dụng liều 1 lần mỗi ngày và 26 bệnh nhân trong nhóm sử dụng liều 2 lần mỗi ngày. Trong nhóm sử dụng liều 1 lần mỗi ngày không có bệnh nhân nào có đề kháng lopinavir và trong nhóm sử dụng thì 2 lần mỗi ngày có 1 bệnh nhân có kháng ức chế protease rõ rệt ở mức nền đã giải thích sự xuất hiện để kháng với lopinavir trong nghiên cứu.

Sự duy trì đáp ứng virus với lopinavir/ritonavir (phối hợp với thuốc ức chế enzym phiên mã ngược có nguồn gốc nucleosid/nucleotid) cũng đã dược ghi nhận trong 1 nghiên cứu nhỏ ở pha II (M97-720)trong suốt 360 tuần điều trị, Nghiên cứu gồm 100 bệnh nhân được bắt đầu điều trị với lopinavir/ritonavir (bao gồm 51 bệnh nhân sử dụng liều 400/100 mg 2 lần mỗi ngày và 49 bệnh nhân sử dụng liều 200/100 mg 2 lần mỗi ngày hoặc 400/200 mg 2 lần mỗi ngày). Tất cả bệnh nhân được công khai đổi liều lopinavir/ritonavir ở mức liều 400/100 mg 2 lần mỗi ngày vào khoảng, tuần 48 và tuần 72. Có 39 bệnh nhân (39%) không tiếp tục nghiên cứu, trong đó 16 bệnh nhân (16%) dừng điều trị do găhp các biến cố bất lợi, m ột bệnh nhân trong số đó đã tử vong. Có 61 bệnh bệnh nhân hoàn thành nghiên cứu (35 bệnh nhân sử dụng liều khuyến cáo 400/100 mg 2 lần mỗi ngày trong suốt quá trình nghiên cứu).

Sau 360 tuần, phân tích kiểu gen của các chủng virus phân lập đã được tiến hành ở 19 trong 28 bệnh nhân được xác nhận có hàm lượng ARN của HIV trên 400 phiên bản/ml cho thấy không có đột biến ở vị trí khởi đầu hay ở vị trí hoạt động trên protease (amino acid ở các vị trí 8, 30, 32, 46, 47, 48, 50, 82, 84 và 90) hoặc sự kháng thể hiện trên kiểu hình của thuốc ức chế protcase.

+ Bệnh nhân đã điều trị thuốc kháng retrovirus trước đó

Một nghiên cứu mở có phân nhóm ngẫu nghiên M06-802 so sánh tính an toàn, khả năng dung nạp và hoạt tính kháng virus của viên nén lopinavir/ritonavir với liều dùng 1 lần mỗi ngày và 2 lần mỗi ngày trên 599 bệnh nhân có tải lượng virus phát hiện được khi điều trị kháng virus hiện tại. Những bệnh nhân chưa điều trị với lopinavir/ritonavir trước đó được phân nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1 vào nhóm sử dụng lopinavir/ritonavir liều 800/200 mg 1 lần mỗi ngày (n=300) hoặc liều 400/100 mg 2 lần mỗi ngày (n=299). Bằng ít nhất 2 thuốc ức chế enzym phiên mã ngược tương tự nueleosid/nucleo 3 lần/ngày được các nghiên cứu viên kê đơn thêm cho bệnh nhân. Các bệnh nhân tham gia phơi nhiễm ở mức đó. Trung bình với thuốc ức chế protease có nhiều hơn nửa bệnh nhân chưa bao giờ sử dụng thuốc ức chế protease trước đó và khoảng 80% bệnh nhân mang 1 chủng virus có ít hơn 3 đột biến trên protease. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân đưa vào nghiên cứu là 41 tuổi (dao động từ 21 đến 73 tuổi); 51% là người Cap-ca-dơ và 66% là nam giới. Số lượng tế bào T CD4+ trung bình ở mức nên là 254 tế bào/mm3 (dao động từ 4 đến 952 tế bào/mm3) và hàm lượng ARN của HIV-I trung bình ở mức nên là 4.3 log10 phiên bản/ml (dao động từ 1.7 đến 6.6 log10 phiên bản/ml). Khoảng 85% bệnh nhân có tải lượng virus < 100 000 phiên bản/ml

Sau 48 tuần, kết quả xét nghiệm gen kháng thuốc có được từ những bệnh nhân đáp ứng virus không hoàn chỉnh gồm 75 bệnh nhân trong nhóm sử dụng thuốc 1 lần mỗi ngày và 75 bệnh nhân trong nhóm sử dụng thuốc 2 lần mỗi ngày. Ở nhóm sử dụng thuốc 1 lần mỗi ngày 6/75 bệnh nhân (8%) có xuất hiện các đột biến mới trên Protease (các vị trí mã hóa 30, 32, 48, 50, 82, 84, 90), 12/77 (16%) bệnh nhân trong nhóm sử dụng liều 2 lần mỗi ngày cũng xuất hiện các đột biến tương tự.

+ Sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhi

Một nghiên cứu mở M98-940 về dạng bảo chế lỏng của lopinavir/ritonavir tiến hành trên 100 bệnh nhi trong đó có 44% bệnh nhi chưa điều trị với thuốc kháng retrovirus và 56% bệnh nhi đã điều trị với thuốc kháng retrovirus. Tất cả các bệnh nhân đều chưa từng sử dụng, thuốc ức chế enzym phiên mã ngược không có nguồn gốc nucleosid. Bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nghiên vào 1 trong 2 nhóm sử dụng liều 230 mg lopinavir/ 57.5 mg ritonavir trên 1 m2 diện tích bề mặt cơ thể và nhóm sử dụng liều 300 mg lopinavir/75 mg ritonavir trên 1mdiện tích bề mặt cơ thể. Những bệnh nhân chưa điều trị với thuốc kháng retrovirus được sử dụng thuốc ức chế enzym phiên mã ngược nguồn gốc nucleosid. Còn những bệnh nhân đã từng điều trị với thuốc kháng virus thì được sử dụng nevirapin kết hợp với 2 thuốc ức chế enzym phiên mã ngược nguồn gốc nucleosid. Tính an toàn, hiệu quả và các đặc tính dược động học của hai chế độ liều được đánh giá sau 3 tuần điều trị ở mỗi bệnh nhân.

Sau đó, tất cả các bệnh nhân được tiếp tục sử dụng liều 300/75 mg trên 1 m2 diện tích bề mặt cơ thể. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 5 tuổi (dao động từ 6 tháng, đến 12 tuổi), trong đó 14 bệnh nhân dưới 2 tuổi và 6 bệnh nhân 1 tuổi. Số lượng tế bào T CD4+ trung bình ở mức nền là 838 tế bào/mm3 và hàm lượng ARN của HIV-I trung bình ở mức nên là 4,7 log10 phiên bản/mI.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Các dặc tính dược động học của lopinavir phối hợp với ritonavir được đánh giá trên người tình nguyện khỏe mạnh và trên bệnh nhân bị nhiễm HIV, không có sự khác biệt đáng kể được ghi nhận giữa hai nhóm này Lopinavir được chuyển hóa chú yếu hoàn toàn qua CYP3A. Ritonavir ức chế quá trình chuyển hóa của lopinavir, do đó làm tăng nồng độ của lopinavir trong huyết tương. Các nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng Aluvia 400/100 mg 2 lần mỗi ngày tạo nồng độ lopinavir ở trạng thái ổn định trong huyết tương cao hơn gấp 15 đến 20 lần nồng độ của ritonavir ở bệnh nhân bị nhiễm HIV. Nồng độ ritonavir ít hơn 7% so với nồng độ thu được sau khi dùng ritonavir liều 600 mg 2 mỗi ngày. Nghiên cứu kháng virus trên in vitro cho thấy giá trị EC50 của lopinavir thấp hơn gần 10 lần so với ritonavir. Do đó hoạt tính kháng virus của Aluvia là do lopinavir

Hấp thu

Dùng đa liều 400/100 mg lopinavir/ritonavir 2 lần mỗi ngày trong 2 tuần với điều kiện không hạn chế về chế độ ăn cho thấy nồng độ đỉnh của lopinavir trong huyết tương (Cmax) (giá trị trung bình ± SD) là 12.3 ± 5.4 pg/ml, xuất hiện khoảng 4 giờ sau khi dùng thuốc. Nồng độ đáy ở trạng thái ổn định thu được trước khi sử dụng liều buổi sáng là 8.1 ± 5.7 µg/mI. Giá trị AUC của lopinavir với khoáng cách liều là 12 giờ đạt trung bình là 113.2 ± 60.5 µg.h/mI. Sinh khả dụng tuyệt đối của lopinavir khi phối hợp với ritonavir chưa được thiết lập trên người.

Ảnh hưởng của thức ăn đến hấp thu qua đường uống: Sử dụng liều đơn viên nén Aluvia 300/100 mg với chế độ ăn đầy đủ (giàu chất béo 872 kcal, 56% lượng calo được cung cấp từ chất béo) được so sánh với khi dùng thuốc lúc đói cho thấy không có sự thay đổi đáng kể giá trị về Cmax và AUCinf. Do đó, viên nén Aluvia có thể sử dụng cùng hoặc không cùng với thức ăn. Viên nén Aluvia ít bị biến đối dược động học do điều kiện ăn uống hơn so, với viên nang mềm Aluvia.

Phân bố

Ở trang thái ổn định, tỷ lệ lopinavir gắn với protein trong huyết tương khoảng 98 - 99%, Lopinavir gắn với cả alpha-I-acid glycoprotein (AAG) và albumin, tuy nhiên lopinavir có ái lực cao hơn với AAG. Ở trạng thái ổn định, liên kết lopinavir với protein vẫn hằng định trong khoảng nồng độ đã được ghi nhận sau khi sử dụng Aluvia liều 400/100 mg 2 lần mỗi ngày và tỷ lệ này là tương tự giữa nhóm người tình nguyện khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân nhiễm HIV

Chuyển hóa

Thử nghiệm in vitro tiến hành trên microsom gan người cho thấy lopinavir chủ yếu được chuyển hóa bằng quá trình oxy hóa khử. Lopinavir chuyển hóa chủ yếu bởi hệ thống cytochrom P450 tại gan, phần lớn là do nhóm isozym CYP3A. Ritonavir là một thuốc ức chế mạnh CYP3A, ức chế quá trình chuyển hóa của lopinavir vì vậy làm tăng nồng độ của lopinavir trong huyết tương. Một nghiên cứu sử dụng liponavir gắn đồng vị phóng xạ 14C- lopinavir tiến hành trên người cho thấy 89% hoạt tính phóng xạ trong, huyết tương sau khi dùng 1 liều Aluvia 400/100 mg là do chất mẹ. Có ít nhất 13 dẫn chất chuyển hóa chất oxy hóa từ liponavir được tìm thấy trên người. Cặp đồng phân epime của chất chuyển hóa tại vị trí 4-oxo và 4-hydro là chất chuyển hóa chính có hoạt tính kháng virus nhưng hoạt tính phóng xạ trong huyết tương rất thấp. Ritonavir có tác dụng cảm ứng enzym dẫn đến tự cảm ứng chuyển hóa của chính nó và có thể cảm ứng sự chuyển hóa của lopinavir. Nồng độ lopinavir từ liều dùng trước giảm trong suốt thời gian dùng đa liều và nồng độ này ổn định sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần.

Thải trừ

Sau khi sử dụng 14C-lopinavir/ritonavir liều 400/100 mg có khoảng 10,4 ± 2,3% và 82,6 + 2,5% liều dùng của 14C-lopinavir được phát hiện trong nước tiểu và phân. Lượng lopinavir không bị biến đổi chiếm khoảng 2,2% và 19,8% liều dùng xuất hiện tương ứng trong nước tiểu và phân. Sau khi sử dụng đa liều, có ít hơn 3% lượng lopinavir bài tiết trong nước tiểu dưới dạng không bị biển đổi. Thời gian bán thải của lopinavir với khoảng cách đưa liều 12 giờ trung bình khoảng 5-6 giờ, độ thanh thải đường uống biểu kiến (CL/F) của lopinavir là 6 đến 7 L/h

Chế độ dùng 1 lần mỗi ngày: dược động học của lopilavir/ritonavir liều dùng 1 lần mỗi ngày được đánh giá trên bệnh nhân bị nhiễm HIV chưa từng điều trị với thuốc kháng retrovirus. Lopinavir/ritonavir liều 800/200 mg được dùng phối hợp với emtricitabin 200mg và tenofovir DF 300mg thành một chế độ liều dùng 1 lần mỗi ngày. Sử dụng đa liều lopinavir/ritonavir 800/200 mg 1 lần mỗi ngày trong 2 tuần trong điều kiện hạn chế về chế độ ăn cho nồng độ đỉnh của lopinavir trong huyết tương (Cmax) (giá trị trung bình ± SD) là 14,8 ± 3,5 µg/ml, xuất hiện khoảng 6 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Nồng độ đáy ở trạng thái ổn định trước khi sử dụng liều buổi sáng là 5,5 ± 5,4 µg/ml. Giá trị AUC của lopinavir với khoảng cách liều 24 giờ trung bình là 206,5 ± 89.7 µg.h/ml.

So với chế độ liều 2 lần mỗi ngày, liều dùng một lần mỗi ngày làm giảm giá trị Cmin/Ctrough xấp xỉ khoảng 50%.

Những đối tượng đặc biệt

+ Bệnh nhân nhi

Dữ liệu về dược động học của viên nén Aluvia ở trẻ em dưới 2 tuổi còn hạn chế, Dược động học của dung dịch uống lopinavir/ritonavir liều 300/75 mg/m2 2 lần mỗi ngày và 230/57,5 mg/m2 lần mỗi ngày được nghiên cứu trên 53 bệnh nhân nhi, có tuổi dao động từ 6 tháng đến 12 tuổi. Ở trạng thái ổn định giá trị các thông số AUC. Cmax và Cmin của lopinavir tương ứng là 72,6 ± 31,1 µg-h/ml:8,2 ± 29 µg/ml và 3,4 ± 2,l µg/ml sau khi uống dung dich lopinavir/ritonavir liều 230/57,5 mg/m2 2 lần mỗi ngày không phối hợp nevirapin (n=12); giá trị các thông số tương ứng là 85,8 ± 36,9 µg.h/ml, 10,0 ± 3,3 µg/ml và 3,6 ± 3,5 µg/ml sau khi uống dung dịch lopinavir/ritonavir liều 300/75 mg/m2 2 lần mỗi ngày có phối hợp nevirapin (n=12). Chế độ liều mg/m2 2 lần mỗi ngày không phối hợp nevirapin và chế độ liều 300/75 mg/m2 2 lần mỗi ngày có phối hợp nevirapin đều cho nồng độ lopinavir trong huyết tương tương tự như giá trị thu được ở bệnh nhân người lớn trưởng thành sử dụng liều 400/100 mg 2 lần mỗi ngày không phối hợp nevirapin. Liềulopinavir/ritonavir 1 lần mỗi ngày chưa được đánh giá trên bệnh nhân nhi.

+ Giới tính, chủng tộc và tuổi

Dược động học của Aluvia chưa được nghiên cứu ở người cao tuổi. Không có mối liên quan giữa tuổi, giới tính với sự khác nhau về dược động học được ghi nhận ở bệnh nhân trưởng thành. Không nhận thấy có sự khác nhau về dược động học do chúng tộc.

+ Suy giảm chức năng thận

 Dược động học của Aluvia chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận; tuy nhiên do độ thanh thải thận của lopinavir không đáng kể nên có ít khả năng độ thanh thải toàn phần của cơ thể bị giảm ở bệnh nhân suy thận.

+ Suy giảm chức năng gan

Các thông số dược động học ở trạng thái ổn định của lopinavir trên bệnh nhân nhiễm HIV có suy giảm chức năng gan nhẹ đến trung bình được so sánh với bệnh nhân bị nhiễm HIV có chức năng gan bình thường trong một nghiên cứu đa liều sử dụng lopinavir/ritonavir 400/100mg, 2 lần mỗi ngày. Nồng độ trong máu của lopinavir tăng khoảng 30% đã được ghi nhận nhưng sự tăng này không được coi là có ý nghĩa lâm sàng.

 

DỮ LIỆU AN TOÀN TIỀN LÂM SÀNG

Các nghiên cứu về độc tính của liều lặp lại tiến hành trên động vật gặm nhấm và chó đã xác định được những cơ quan đích chính là gan, thận, tuyến giáp, lách và hồng cầu lưu hành trong máu. Sự thay đổi tại gan cho thấy có sự phồng lên của tế bào kèm theo thái hóa trung tâm. Mặc dù phơi nhiễm gây ra những thay đối trên là tương đương hoặc thấp hơn nồng độ trên lâm sàng ở người, nhưng, liều dùng trên động vật cao hơn 6 lần liều khuyến cáo trên lâm sàng. Thoái hóa nhẹ ống thận đã quan sát được trên nồng chuột nhất đã phơi nhiễm gấp ít nhất 2 lần so với nồng độ khuyến cáo trên người: trong khi đó thận không bị ảnh hường ở chuột cống và chó. Nồng độ thyroxin trong huyết thanh giảm dẫn đến tăng giải phóng TSH làm phì đại các tế bào nang tuyến dù được quan sát ở chuột cống. Sự thay đổi này có tính chất thuận nghịch khi ngừng dừng thuốc và không xuất hiện ở chuột nhắt và chó. Xét nghiệm Coomb âm tính hồng cầu không đều và hồng cầu biến dạng được quan sát thấy ở chuột cống nhưng không thấy ở chuột nhắt và chó. Lách to kết hợp với chứng mô bào huyết đã được phát hiện ở chuột cống nhưng không thấy ở các loài khác. Nồng độ cholesterol trong huyết thanh tăng lên ở động vật gặm nhấm nhưng không tăng ở chó, trong khi đó nồng độ triglycerid lại chỉ tăng ở chuột nhắt.

Trên in vitro, kênh kali dòng tế bào tim người (HERG) đã bị ức chế 30% với nồng độ cao nhất của lopinavir/ritonavir được thứ tương ứng gấp 7 lần nồng độ trong huyết thanh toàn phần và 15 lần nồng độ đỉnh của dạng tự do trong huyết tương đạt được ở người với liều khuyến cáo cao nhất. Ngược lại, nồng độ tương tự của lopinavir/ritonavir không làm chậm lại sự tái cực ở các sợi Purkinje của cơ tim. Nồng độ thấp hơn lopinavir/ritonavir không gây phong bế rõ rệt dòng kali (HERG). Nghiên cứu phân bố mô được tiến hành trên chuột cống cho thấy khả năng lưu giữ của thuốc trong tim là không đáng kể. Sau 72 giờ giá trị AUC trong tim đạt xấp xỉ 50% giá trị AUC đo được trong huyết tương. Do đó, có thể cho rằng nồng độ lopinavir trong tim cao hơn không đáng kể nồng độ trong huyết tương.

Ở chó, các sóng U cao trên điện tâm đồ đã được xác nhận là có liên quan đến kéo dài khoảng PR và làm chậm nhịp tim. Tác động này là do khả năng ảnh hưởng đến nồng độ các chất điện giải.

Ý nghĩa lâm sàng của các dữ liệu tiền lâm sàng nói trên chưa được biết đến, tuy nhiên không thể loại trừ tác động trên tim người của thuốc (xem phần Cảnh báo và Thận trọng. Tác dụng không mong muốn).

Ở chuột cống, độc tính trên phôi thai (sảy thai, giảm khả năng sống của bào thai, giảm cân nặng bào thai, tăng sự biến đổi bộ xương) và độc tính tăng trưởng sau khi sinh (giảm khả năng sống sót của chó con) đã được ghi nhận liều gây độc cho các thể mẹ. Nồng độ toàn thân của lopinavir/ritonavir ở các thể mẹ và liều gây độc ảnh hưởng đến phát triển của cá thể con thấp hơn nồng độ điều trị mong đợi ở người.

Nghiên cứu về khả năng gây ung thư của lopilovir/ritonavir trên chuột nhắt cho thấy thuốc không độc hại gen, không kích thích phân bào khởi tạo khối u gan, do đó được coi là không có nguy cơ trên người.

Nghiên cứu khả năng sinh ung thư trên chuột cống không tìm thấy khả năng sinh khối u của thuốc.

Lopinavir/ritonavir không gây đột biến gen trong các thí nghiệm in vitro và in vivo bao gồm thử nghiệm đảo ngược đột biến trên vi khuẩn Ames, xét nghiệm u lympho ở chuột nhắt, xét nghiệm vi nhân trên chuột nhắt và xét nghiệm sự sai lệch nhiễm sắc thể ở tế bào lympho của người.

 

ĐÓNG GÓI

Viên nén ALUVIA (lopinavir/ritonavir) là viên nén hình oval bao film màu đỏ. ALUVIA có dạng viên nén 200mg lopinavir/50mg ritonavir dưới dạng đóng gói chai 120 viên nén.

 

BẢO QUẢN

Bảo quản viên nén bao film ALUVIA ở nhiệt độ không quá 30°C.

 

HẠN DÙNG

48 tháng kể từ ngày sản xuất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top