Suy giảm trí nhớ là hội chứng phổ biến trong xã hội hiện nay. Không chỉ vậy, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa và xuất hiện ngày một nhiều hơn. Vậy phải làm gì để điều trị suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Suy giảm trí nhớ là tình trạng kém dần của trí nhớ cũng như nhận thức của não bộ do sự thoái hóa của các tế bào não gây ra. Người bệnh ở thời gian đầu có thể bị mất trí nhớ ngắn hạn, quên ngay những gì vừa xảy ra. Những để về lâu dài, tình trạng sẽ ngày một trầm trọng hơn và làm giảm hiệu suất làm việc, học tập hay thậm chí dễ đi lạc, khó khăn khi sinh hoạt hàng ngày, thậm chí sa sút trí tuệ khi về già.
Đa phần, suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi do các tế bào thần kinh thoái hóa theo thời gian. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ đang dần trở nên trẻ hóa.
Biểu hiện từ sớm của suy giảm trí nhớ đó là người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, có thể hay quên, định nói nhưng lại quên ngay và gây ra cảm giác tự ti cho người bệnh. Thông thường, người bệnh không thể nhận ra những biểu hiện này trong giai đoạn đầu, nhưng có thể phát hiện khi bệnh đang chuyển giai đoạn:
– Rối loạn trí nhớ về không gian: Người bệnh lúc này khó nhận biết được nơi mình đang ở và khó nhớ được những nơi đã từng biết. Thậm chí, trong một số trường hợp, người bệnh còn tự cho rằng mình ở một nơi khác mặc dù đang ở ngay trong nhà.
– Chứng mất trí nhớ thoáng qua: Đây là rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương. Người bị chứng này thường hay lặp đi lặp lại một câu hỏi trong nhiều lần, có thể không nhớ chuyện vừa xảy ra hay nhắc lại thường xuyên một sự kiện trong quá khứ.
Lão hòa là quá trình tự nhiên, do vậy chúng ta không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm cho trí nhớ tốt hơn, nhớ lâu hơn, ít bị suy giảm trí nhớ nhờ vào lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để phòng ngừa hay điều trị hiện tượng suy giảm trí nhớ:
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng với hệ thần kinh và trí nhớ. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp hệ thần kinh phục hồi năng lượng tiêu hao, thải chất độc ra khỏi cơ thể mà còn giúp quá trình ghi nhớ dữ liệu vào vỏ não tốt hơn. Người bệnh cần đảm bảo phòng ngủ phải thoáng khí, mức nhiệt độ phù hợp, cần giữ cơ thể sạch sẽ trước khi ngủ, không sử dụng rượu bia hay chất kích thích trước khi ngủ.
Một trong những phương pháp giúp cải thiện khả năng ghi nhớ tốt nhất chính là khiến não bộ phải hoạt động. Việc ép não bộ phải tư duy vào thời gian thức sẽ kích hoạt các tế bào thần kinh còn lại giúp chúng ta nhớ lâu hơn và cải thiện trong quá trình ngủ. Để thực hiện điều này, người bệnh có thể đọc sách, báo, hoặc chơi trò chơi trí tuệ như cờ vua. Tuy nhiên, bạn cần tránh làm quá nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến não quá tải và kiệt quệ.
Vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là phương pháp hiệu quả để cải thiện tuần hoàn máu não, giúp cung cấp máu và oxy lên não nuôi dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi cần lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh tập luyện quá mức khiến cơ thể bị mệt mỏi và phản tác dụng. Các bài tập có thể lựa chọn bao gồm: đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội…
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đa dạng là điều quan trọng giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung thêm sắt để tăng cường sản sinh máu và vitamin nhóm B để đảm bảo hệ thần kinh khỏe mạnh. Riêng đối với phụ nữ mang thai và sau sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung dưỡng chất đầy đủ.
Hi vọng những thông tin đã giúp bạn hiểu suy giảm trí nhớ là gì và những phương pháp điều trị chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả. Lưu ý, các biện pháp trên đây chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị tuyệt đối. Tốt nhất khi có biểu hiện suy giảm trí nhớ, bạn nên đi khám tại các chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và được tư vấn điều trị đúng hướng. Nếu có nhu cầu khám, bạn vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh