ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo khuyến cáo của Hiệp hội niệu khoa Châu Âu và Hoa Kỳ, phương pháp lấy sỏi thận qua da (LSTQD) là lựa chọn hàng đầu trong điều trị sỏi thận [6],[8]. Lợi điểm của lấy LSTQD so với phẫu thuật mở là có kết quả sạch sỏi tốt hơn, ít tai biến biến chứng, thời gian nằm viện ngắn và người bệnh sớm trở lại làm việc. Mặc dù là phương pháp điều trị ít xâm hại nhưng LSTQD đường hầm tiêu chuẩn vẫn có một tỉ lệ tai biến biến chứng đáng kể thường liên quan đến việc chọc dò và tạo đường hầm vào thận. Để giảm thiểu các biến chứng liên quan đến đường hầm, nhiều nghiên cứu đã báo cáo ứng dụng đường hầm nhỏ (<22Fr) tương ứng với các dụng cụ có khẩu kính nhỏ hơn trong phương pháp LSTQD. Qua báo cáo này chúng tôi muốn đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại đơn vị.
KẾT LUẬN
Với nhiều ưu điểm như tỉ lệ sạch sỏi 92,3%, không có biến chứng nặng, tỉ lệ biến chứng mất máu thấp, 1 trường hợp cần truyền máu, phương pháp lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi thận. Trong tương lai, với thêm nhiều kinh nghiêm hơn, chúng tôi hy vọng có thể áp dụng thường quy phương pháp này trong điều trị sỏi thận tại đơn vị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Abdelhafez MF, Bedke J, Amend B et al (2012), “Minimally invasive percutaneous nephrolitholapaxy (PCNL) as an effective and safe procedure for large renal stones”, BJU International, 110(11c): pp. E1022–E1026.
- Cheng F, Yu W, Zhang X et al (2010),” Minimally invasive tract in percutaneous nephrolithotomy for renal stone”, J. Endourol, 24: pp. 1579-82.
- Haghighi R, Zeraati H, Zade MG (2017), “Ultra-mini-percutaneous nephrolithotomy (PCNL) versus standard PCNL: A randomized clinical trial”, Arab J. Urol, 15: pp. 294-298.
- Hennessey DB, Kinnear NK, Troy A et al (2017), “Mini PCNL for renal calculi: does size matter?” BJU International, 119: pp. 39–46.
- Mishra S, Sharma R, Garg C et al (2011), “Prospective comparative study of miniperc and standard PNL for treatment of 1 to 2 cm size renal stone”, BJU, 108: pp. 896-900.
- Preminger GM, Assimos DG, Lingeman je, Nakada SY, Pearle MS, Wolf JS et al (2005), “AUA guidelines on management of staghorn calculi: diagnosis and treatment recommendations”, J. Urol, 173: pp. 1991-2000. Reviewed and validity comfirmed 2009
- Sarilar Ö, Özgör K, Küçüktopçu O et al (2017), “Is standard percutaneous nephrolithotomy still the standard treatment modality for renal stones less than three centimeters ?”, Turk J. Urol, 43(2): 165-170.
- Turk CT, Knoll A, Petrik K, Sarica M, Straub C, Seitz A (2011), “European association of urology guidelines on urolithiasis”. Eur. Urol, 69(3): pp. 475-82.