Testosterone là hormone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các đặc điểm tính dục nam. Hormone là chất truyền tín hiệu hóa học kích hoạt những thay đổi cần thiết trong cơ thể. Ở nữ giới cũng sản xuất testosterone nhưng thường với nồng độ thấp hơn.
Testosterone là một hormone steroid từ nhóm androgen được sản xuất chủ yếu bởi tinh hoàn chứa các tế bào Leydig, ngoài ra testosterone còn được sản xuất một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận.
Ở nam giới, testosterone có tác động đến một số hoạt động khác bên cạnh việc sản xuất tinh trùng bao gồm:
Nếu không có đủ lượng testosterone có thể vô sinh do testosterone có vai trò hỗ trợ sự phát triển của tinh trùng trưởng thành.
Mặc dù là hormone sinh dục nam, testosterone cũng góp phần vào ham muốn tình dục, mật độ xương và sức mạnh cơ bắp ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu có sự xuất hiện lượng testosterone có thể khiến phụ nữ gặp phải chứng hói đầu và vô sinh.
Não và tuyến yên kiểm soát nồng độ testosterone. Sau khi được sản xuất và tiết trực tiếp vào dòng máu đến cơ quan đích để thực hiện điều hòa, điều tiết các hoạt động giới tính, tình dục.
Nồng độ testosterone cao hay thấp có thể dẫn đến rối loạn chức năng ở các cơ quan của cơ thể thường được chi phối bởi hormone.
Khi nam giới có testosterone thấp, hoặc suy tuyến sinh dục có thể gặp phải các vấn đề như:
Theo thời gian, các triệu chứng có thể phát triển như:
Nếu tình trạng testosterone thấp diễn ra liên tục, kéo dài có thể dẫn đến loãng xương, thay đổi tâm trạng, giảm năng lượng và co rút tinh hoàn.
Mặt khác nếu quá nhiều testosterone có thể dẫn đến dậy thì trước tuổi gây ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của trẻ.
Ở phụ nữ, nồng độ testosterone cao có thể dẫn đến chứng hói đầu như ở nam giới, giọng nói trầm và kinh nguyệt không đều. Ngoài ra có các biểu hiện khác như:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữ nồng độ testosterone cao ở phụ nữ với nguy cơ bị u xơ tử cung. Mất cân bằng testosterone có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu và điều trị phù hợp.
Nồng độ testosterone giảm tự nhiên khi nam giới lớn tuổi hơn. Sau tuổi 40, nồng độ testosterone lưu hành giảm khoảng 1,6% mỗi năm đối với hầu hết đàn ông. Ở tuổi 60, nồng độ testosterone thấp sẽ dẫn đến tình trạng suy tuyến sinh dục nam khởi phát muộn.
Khoảng 4 trong 10 nam giới mắc chứng suy sinh dục khi 45 tuổi. Sau đây là các triệu chứng của suy sinh dục khởi phát muộn:
Cũng như rối loạn chức năng tình dục, suy sinh dục khởi phát muộn cũng có liên quan đến bệnh chuyển hóa và bệnh tim mạch.
Phương pháp điều trị suy sinh dục do các bệnh khác không giống với điều trị suy sinh dục khởi phát muộn ở nam giới lớn tuổi do lượng testosterone giảm tự nhiên. Vì vậy, trước khi lựa chọn liệu pháp bổ sung cần xác định rõ nguyên nhân gây suy giảm testosterone.
Một loại thực phẩm bổ sung testosterone là methyltestosterone đã nhận được sự chấp thuận từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tuy nhiên việc bổ sung này có thể ảnh tốc độ chuyển hóa ở gan dẫn đến nhiễm độc gan. Vì vậy, việc bổ sung chỉ thật sự cần thiết cho người lớn tuổi có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng về testosterone thấp.
FDA khuyên rằng các chất bổ sung testosterone không phù hợp để điều trị chứng suy sinh dục khởi phát muộn, và chỉ nên kê đơn cho tình trạng suy giảm hormone do một nguyên nhân đã được xác định.
Liệu pháp thay thế testosterone (TRT) có thể giúp khôi phục một số chức năng bị ảnh hưởng của testosterone thấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng TRT chủ yếu tác động đến sức mạnh của xương và nồng độ hemoglobin trong máu.
Việc điều trị có thể được bằng nhiều phương pháp khác nhau như:
Tuy nhiên, các phương pháp này có thể kích hoạt tác dụng phụ, bao gồm:
Hiệp hội Nội tiết khuyên rằng không nên kê đơn TRT cho nam giới dưới 65 tuổi, ngay cả khi có mức testosterone thấp do những rủi ro và lợi ích được mang lại của TRT cho nam giới trẻ chưa thật sự rõ ràng.
Prohormone là một loạt các steroid thường được sử dụng để hỗ trợ giảm cân và xây dựng cơ bắp.
Một số chất bổ sung prohormone được bán trên thị trường có tác dụng điều trị mức testosterone thấp. Các chất bổ sung có thể bao gồm dehydroepiandrosterone (DHEA) và sản phẩm thảo dược Tribulus terrestris. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu để chỉ ra rằng các chất bổ sung prohormone này ảnh hưởng đến nồng độ testosterone. Ngược lại, những liệu pháp này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Prohormone có thể làm tăng testosterone nhưng đồng thời tăng cả estrogen-nội tiết tố nữ, gây mất cân bằng cholesterol trong máu, làm giảm mức cholesterol "tốt".
Các tác dụng phụ tiềm tàng của prohormone cộng với lợi ích lâm sàng chưa được chứng minh khiến việc sử dụng prohormone để tăng cường testosterone là một lựa chọn có thể gây nguy hiểm.
Đối với nam giới, nồng độ testosterone rất quan trọng để duy trì các hoạt động thể chất, tình dục, nhưng chúng tự nhiên giảm theo độ tuổi. Nếu các triệu chứng của testosterone thấp nghiêm trọng, sự thiếu hụt hormone có thể là do tình trạng sức khỏe xấu hoặc vấn đề bệnh lý.
Điều trị có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy việc cân bằng lợi ích của việc bổ sung testosterone với các rủi ro là rất quan trọng. Thông thường, nồng độ testosterone thấp mà không có hại thì không cần điều trị.
Hãy liên hệ tư vấn bác sĩ trước khi tiến hành sử dụng bất kì liệu pháp bổ sung testosterone nào.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh