ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN

Nội dung

Tác giả: Huỳnh Thanh Long*, Nguyễn Mạnh Khiêm*, Lê Chí Thiện*, Nguyễn Hoàng Minh*,

Đặng Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phạm Hồng Nam*, Trần Hạnh* 

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) (hepatocellular carcinoma - HCC) là một bệnh lý ác tính có tần suất mắc bệnh cao ở thời điểm hiện tại. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã triển khai phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư gan từ năm 2010. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu báo cáo tổng kết về kết quả sớm những trường hợp cắt gan tại đây.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân chẩn đoán là UTBMTBG đã được cắt gan tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong 5 năm.

Kết quả: Có 42 bệnh nhân đã được chẩn đoán là UTBMTBG và được cắt gan tại khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 06/2017 đến tháng 06/2022 với các đặc điểm: tỷ lệ nam/nữ là 5/2; trung bình 45,79 ± 7,2 tuổi, tiền sử viêm gan siêu vi B và C chiếm 47,6%; triệu chứng lâm sàng nổi bật là mệt mỏi (78,6%), chán ăn (76,2%), đau bụng (59,5%). Đa phần các trường hợp có AFP > 200 ng/ml (71,5%), giai đoạn A theo BCLC chiếm 54,8% và giai đoạn B chiếm 45,2%; 100% các bệnh nhận thuộc Child-Pugb A. Kích thước u trung bình trên siêu âm là 6,3 ± 2,4  cm, trên CT là 6,8 ± 2,9 cm. Chỉ định cắt gan nhỏ chiếm 66,7%. Thời gian mổ trung bình 182,3 ± 62,2 phút. Máu mất trung bình 392,3 ± 262,2 ml và tỷ lệ truyền máu là 16,7%; tỷ lệ tai biến trong mổ 4,8%. Thời gian nằm viện trung bình là 12 ± 4,5 ngày, thời gian rút hết dẫn lưu trung bình là 10,2 ± 3,2 ngày. Biến chứng sau mổ thường gặp là tràn dịch màng phổi (26,2%) và được điều trị nội khoa hoàn toàn.

Kết luận: Kết quả sớm phẫu thuật cắt gan điều trị UTBMTBG tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho những kết quả khả quan với lượng máu mất mất và tỉ lệ tai biến thấp, thời gian nằm viện trung bình là 12 ngày.

Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan, HCC, cắt gan

KẾT LUẬN

Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một bệnh lý ác tính thường gặp ở nam nhiều hơn nữ với các triệu chứng thường gặp gồm đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân. Chỉ định phẫu thuật cắt gan được chỉ định với các trường hợp đánh giá chức năng gan Child Pugh A và thuộc phân loại A – B theo BCLC với điều kiện thể tích gan còn lại đảm bảo. Kết quả sớm phẫu thuật cắt gan điều trị UTBMTBG tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho những kết quả khả quan với lượng máu mất mất và tỉ lệ tai biến trong mổ thấp, thời gian nằm viện trung bình là 12 ngày. Các biến chứng sau mổ cắt gan như tràn dịch màng phổi được phát hiện sớm và điều trị nội khoa tích cực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ho, D. W.-H., R. C.-L. Lo, L.-K. Chan, et al. (2016), "Molecular pathogenesis of hepatocellular carcinoma." J Liver cancer 5(4): 290-302.
  2. Milgrom, D. P., M. A. Maluccio and L. G. Koniaris (2016), "Management of Hepatocellular Carcinoma (HCC)." Current Surgery Reports 4(6): 20.
  3. Sung, H., J. Ferlay, R. L. Siegel, et al. (2021), "Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries." CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
  4. Bộ Y tế (2016). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, Chuyên khoa Phẫu thuật Gan Mật, Bộ Y tế.
  5. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, Bộ Y tế.
  6. Figueras J., Llado L., Ruiz D. et al. (2005) Complete versus selective portal triad clamping for minor liver resections: a prospective randomized trial, Annals of surgery,  241(4): 582-590.
  7. Trịnh Hồng Sơn (2007) Kết quả bước đầu phẫu thuật cắt gan do di căn gan từ ung thư đại trực tràng(kinh nghiệm cá nhân qua 18 trường hợp, Y học thực hành 569+570(4): 73-76.
  8. Chau G. Y., Lui W. Y., King K. L. et al. (2005) Evaluation of effect of hemihepatic vascular occlusion and the Pringle maneuver during hepatic resection for patients with hepatocellular carcinoma and impaired liver function, World journal of surgery, 29(11): 1374-1383.
  9. Fu S. Y., Lau W. Y., Li G. G. et al. (2011) A prospective randomized controlled trial to compare Pringle maneuver, hemihepatic vascular inflow occlusion, and main portal vein inflow occlusion in partial hepatectomy, The American Journal of Surgery,  201(1): 62-69.
  10. Wu C. C., Yeh D. C., Ho W. M. et al. (2002) Occlusion of hepatic blood inflow for complex central liver resections in cirrhotic patients: a randomized comparison of hemihepatic and total hepatic occlusion techniques, Archive of  Surgery Journal, 137(12): 1369-1376.
  11. Nguyễn Cường Thịnh, Lê Văn Thành và cs (2011) Kết quả cắt gan kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng, Lortat - Jacob điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, Tạp chí Y dược học lâm sàng 108, 6 (Đặc biệt): 278-283.
  12. Cho S. W., Steel J., Tsung A. et al. (2011) Safety of liver resection in the elderly: how important is age?, Annals of Surgical Oncology, 18(4): 1088-1095.
  13. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang, Nguyễn Thanh Long và cs (2004) Một số nhận xét qua 87 trường hợp cắt gan, Y học Việt Nam,  297(4): 52-56.
  14. Nguyễn Quang Nghĩa, Đoàn Thanh Tùng, Nguyễn Tiến Quyết (2006) Ung thư đường mật trong gan: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng cắt gan, nguyên cứu qua 70 trường hợp, Y học Việt Nam,  Số đặc biệt(12): 254-263.
  15. Văn Tần, Hoàng Danh Tấn, Nguyễn Cao Cương (2004) Cắt gan trong ung thư gan nguyên phát, Y học Việt Nam,  297: 13-18.
  16. Miyagawa S., Makuuchi M., Kawasaki S. et al. (1995) Criteria for safe hepatic resection, American Journal of Surgery, 169(6): 589-94.
  17. Lê Lộc (2010) Kinh nghiệm qua 1245 trường hợp cắt gan ung thư, Gan mật Việt Nam,  13: 36-45.
  18. Bruix J., Sherman M. (2011) Management of hepatocellular carcinoma: an update, Hepatology,  53(3): 1020-2.
  19. Omata M., Lesmana L. A., Tateishi R. et al. (2010) Asian Pacific Association for the Study of the Liver consensus recommendations on hepatocellular carcinoma, Hepatology International,  4(2): 439-474.
  20. Poon R. T., Fan S. T., Wong J. (2002) Selection criteria for hepatic resection in patients with large hepatocellular carcinoma larger than 10 cm in diameter, Journal of American College Surgeons,  194(5): 592-602.
  21. Chang W. T., Kao W. Y., Chau G. Y. et al. (2012) Hepatic resection can provide long-term survival of patients with non-early-stage hepatocellular carcinoma: extending the indication for resection?, Surgery, 152(5): 809-820.
  22. Wu C. C., Ho W. L., Lin M. C. et al. (1998) Hepatic resection for bilobar multicentric hepatocellular carcinoma: is it justified?, Surgery,  123(3): 270-277.
  23. Takenaka K., Kawahara N., Yamamoto K. et al. (1996) Results of 280 liver resections for hepatocellular carcinoma, Archieve of Surgery Journal, 131(1): 71-76.
return to top