ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG BỀ MẶT CÁC KHOA, PHÒNG TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP CỦA NHÂN VIÊN VỆ SINH TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2023

Nội dung

Tác giả: Phan Thị Xuân Hoa*, Lê Thị Thanh Hương *, Nguyễn Thị Kim Chi*

*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

TÓM TẮT

Mục tiêu: (1) So sánh được kiến thức và tuân thủ thực hành của NVVS về vệ sinh môi trường bề mặt thông thường trước và sau khi can thiệp (2)Xác định mối liên quan giữa kiến thức và thực hành vệ sinh bề mặt môi trường bệnh viện của nhân viên vệ sinh với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; (3) Đánh giá hiệu quả của phương pháp can thiệp lên kiến thức và tuân thủ thực hành của NVVS về vệ sinh môi trường bề mặt thông thường.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trước sau được thực hiện trên 40 nhân viên vệ sinh công ty Nhà Đẹp Việt đang thực hiện công tác vệ sinh bề mặt môi trường tại các khoa, phòng của bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023. Tất cả nhân viên vệ sinh thoả tiêu chuẩn chọn mẫu và không vi phạm tiêu chuẩn loại trừ được khảo sát kiến thức thông qua việc trả lời độc lập bộ câu hỏi gồm 20 câu trắc nghiệm dưới sự giám sát của nghiên cứu viên và được đánh giá thực hành qua bảng kiểm gồm 34 bước bởi các giám sát viên. Trong quá trình nghiên cứu, có 2 nhân viên nghỉ việc tại thời điểm thực hiện đánh giá thực hành sau can thiệp nên bị loại ra khỏi mẫu đánh giá thực hành.

Kết quả: Trước can thiệp, tỷ lệ NVVS có kiến thức và thực hành đạt yêu lần lượt là 40% và 7,5%. Sau can thiệp, tỷ lệ kiến thức đạt tăng lên 57,50% và tỷ lệ thực hành đạt tăng lên 31,58%. Cụ thể, sau can thiệp, có 18 nhân viên vệ sinh không đạt kiến thức và 11 nhân viên không đạt thực hành trước can thiệp chuyển sang đạt sau can thiệp và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Như vậy, phương pháp can thiệp đã mang lại sự cải thiện về kiến thức và thực hành cho nhân viên vệ sinh (P<0,05).

Kết luận: Chúng tôi nhận thấy kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng đáng lo ngại về kiến thức của nhân viên vệ sinh đang công tác tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương trước khi áp dụng biện pháp can thiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy thay đổi phương pháp tập huấn có hiệu quả trên sự cải thiện kiến thức của NVVS.

Từ khóa: vệ sinh môi trường bệnh viện, nhân viên vệ sinh, nghiên cứu can thiệp trước sau.

KẾT LUẬN

Đánh giá chung kiến thức, trước can thiệp, tỷ lệ NVVS có kiến thức đạt yêu cầu là 40%, sau can thiệp tỷ lệ kiến thức đạt tăng lên 57,50%.

Đánh giá chung về kỹ năng thực hành, trước can thiệp, tỷ lệ NVVS có đạt yêu cầu về kỹ năng thực hành là 7,5%, sau can thiệp tỷ lệ thực hành đạt tăng lên 31,58%.

Phương pháp can thiệp thật sự đã mang lại sự cải thiện về kiến thức và kỹ năng thực hành cho nhân viên vệ sinh (p<0,05). Do đó, có thể áp dụng phương pháp can thiệp này trong tập huấn, huấn luyện NVVS.

Không có mối liên quan giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, số lần được tập huấn trước đây và số khoa phụ trách với sự cải thiện kiến thức và thực hành của nhân viên vệ sinh sau can thiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. CDC (2019). “Best Practices for Environmental Cleaning in Healthcare Facilities in Resource-Limited Settings- version 2 ”.
  2. Bộ Y tế (2017),  "Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh".
  3. Philip C. Carling, MD, Michael M. Parry, MD, et al. (2008), “Improving Cleaning of the Environment Surrounding Patients in 36 Acute Care Hospitals", Infection Control and Hospital Epidemiology, Vol. 29(11), pp. 1035-1041.
  4. Phan Thị Xuân Hoa, (2022), “Thực trạng kiến thức vệ sinh môi trướng của nhân viên vệ sinh tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2022 ”.
  5. World Health Organization & Stop TB Partnership. (‎2008)‎. Advocacy, communication and social mobilization for TB control: a guide to developing knowledge, attitude and practice surveys. 

 

return to top