ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI BỆNH COVID-19 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Tác giả: SVD. Lý Gia Hân**, DS. Vũ Thu Thảo*, DS. CKI Nguyễn Thu Thảo*, TS. DS. Võ Thị Hà*, BS. CKII. Võ Đức Chiến*

*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

**Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá sử dụng thuốc kháng sinh (KS) của người bệnh (NB) COVID-19 nội trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu hồ sơ bệnh án của NB COVID-19 nội trú từ 18 tuổi trở lên và được chỉ định KS trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2021. Thực hiện phép kiểm chi bình phương và hồi quy logistic nhị phân để xác định mối liên quan giữa thời gian dùng kháng sinh và các biến số khác.

Kết quả: Trong số 127 NB, tỷ lệ COVID-10 nặng chiếm 62,2%. Viêm phổi cộng đồng chiếm 100,0% và nhiễm khuẩn huyết chiếm 9,4%. Có 41,7% NB được xét nghiệm vi sinh, trong đó, có 40,8% được lấy mẫu trước khi sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ cấy dương tính chiếm 39,5% và chỉ có 7 trường hợp làm kháng sinh đồ (23,3%). Vi khuẩn gặp nhiều nhất là Staphylococcus sp. (30,0%). Levofloxacin (35,4%), ceftriaxone (21,5%) và imipenem/cilastatin (10,9%) là những KS được kê nhiều nhất. Liệu pháp đơn trị, đa trị 2 và 3 KS khởi trị phổ biến nhất là Ceftriaxone (50,0%), Ceftriaxone + Levofloxacin (65,7%) và Meropenem + Levofloxacin + Vancomycin (28,6%). Tỷ lệ không hợp lý về chỉ định KS chiếm 7,0% và không hợp lý về liều dùng KS chiếm 11,0%. Những NB không dùng đồng thời thuốc kháng virus xu hướng phải điều trị bằng KS kéo dài hơn (OR = 0,137).

Kết luận: Việc sử dụng KS trên người bệnh COVID-19 nội trú đa số tuân theo hướng dẫn điều trị.

Từ khóa: COVID-19, kháng sinh, sử dụng thuốc, người bệnh nội trú, phân tích thuốc

KẾT LUẬN

Việc sử dụng kháng sinh trên người bệnh COVID-19 nội trú đa số tuân theo hướng dẫn điều trị. Tuy nhiên, cần triển khai hợp tác liên ngành giữa bác sĩ - chuyên gia vi sinh và dược lâm sàng để tối ưu điều trị, đặc biệt lựa chọn kháng sinh và điều chỉnh liều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Bộ Y tế về Tài liệu hướng dẫn sử dụng Kháng sinh, Hà Nội.
  2. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2021 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, Hà Nội.
  3. Bộ Y tế (2021), Bản tin cập nhật COVID-19 tính đến 06h00 ngày 19/7/2021, truy cập ngày 28/12/2022 tại trang web https://vncdc.gov.vn/ban-tin-cap-nhat-covid-19-tinh-den-06h00-ngay-1972021-nd16288.html
  4. Chen, Nanshan, et al. (2020), "Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study", The lancet. 395(10223), pp. 507-513.
  5. He, Yan, et al. (2020), "Nosocomial infection among patients with COVID-19: A retrospective data analysis of 918 cases from a single center in Wuhan, China", Infection Control & Hospital Epidemiology. 41(8), pp. 982-983.
  6. Mohamad, Izzati-Nadhirah, et al. (2022), "The landscape of antibiotic usage among COVID-19 patients in the early phase of pandemic: a Malaysian national perspective", Journal of Pharmaceutical Policy and Practice. 15(1), pp. 1-11.
  7. Seaton, Ronald A, et al. (2020), "Survey of antibiotic and antifungal prescribing in patients with suspected and confirmed COVID-19 in Scottish hospitals", Journal of Infection. 81(6), pp. 952-960
return to top