HOẠI TỬ PHẦN XA TÁ TRÀNG D3-D4 VÀ ĐOẠN ĐẦU HỖNG TRÀNG ÁP XE HÓA KHÔNG DO CHẤN THƯƠNG. BÁO CÁO 2 TRƯỜNG HỢP

Lê Huy Lưu, Trần Quốc Hạnh, Huỳnh Quang Nghệ

TÓM TẮT

Giới thiệu: Hoại tử tá tràng là một tình trạng bệnh lý cực kỳ hiếm gặp, trong đó các nguyên nhân đã được báo cáo trong y văn bao gồm biến chứng của viêm tụy hoại tử, hở thành bụng bẩm sinh hay lồng hỗng tràng ở trẻ em, hay do thiếu máu mạc treo ruột không có bằng chứng tắc nghẽn. Qua bài viết này, chúng tôi báo cáo 2 trường hợp hoại tử phần xa tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng áp xe hóa.

Phương pháp: Báo cáo ca lâm sàng 2 trường hợp.

Kết quả: 1 trường hợp hoại tử thủng tá tràng D4 và đoạn đầu hỗng tràng. 1 trường hợp hoại tử thủng tá tràng D3. Cả 2 trường hợp đều được phẫu thuật cắt đoạn ruột hoại tử và nối 2 đầu ruột còn lại kiểu tận-tận. Trường hợp đầu tiên mất dấu do bệnh nhân không quay lại tái khám. Trường hợp thứ 2, bệnh nhân tái khám theo dõi mỗi 2 tuần và ghi nhận biến chứng áp xe tồn lưu sau mổ 2 tháng, đáp ứng với điều trị nội khoa.

Kết luận: Cả 2 trường hợp cho thấy một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, viêm hoại tử áp xe hóa phần xa tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng mà không có bằng chứng tắc nghẽn mạch máu trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp này cần dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

KẾT LUẬN

Cả 2 trường hợp lâm sàng cho thấy một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, viêm hoại tử áp xe hóa phần xa tá tràng và đoạn đầu hỗng tràng mà không có bằng chứng tắc nghẽn mạch máu trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật trong các trường hợp này cần dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể và kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Meftah E, Mohammadzadeh N, Salahshour F. Isolated duodenal ischemia of unknown etiology: a case report. BMC Surg. 2021;21(1):429. Published 2021 Dec 18. doi:10.1186/s12893-021-01425-7
  2. Gültekin FA, Tokgöz Ö, Çakmak GK, Taşçilar Ö, Cömert M. A rare cause of acute abdomen: idiopathic necrosis of the fourth part of the duodenum. Gazi Med J. 2012;23(1):29–32.
  3. Żyluk,A.,Jagielski,W. & Piotuch,B.(3919).Non-occlusive distal duodenal and proximal jejunal necrosis – a case report. Pomeranian Journal of Life Sciences,65(2) 37-41. https://doi.org/10.21164/pomjlifesci.573
  4. Jabłoński, S., Kustalik, S., Klejszmit, P., and Misiak, P. (2016) Total duodenal necrosis with retroperitoneal perforation in an adolescent with jejunal intussusceptions. Journal of Digestive Diseases, 17: 483–485. doi: 10.1111/1751-2980.12360.
  5. Yusuke Ito, Yuko Igarashi, Mototaka Inaba, Hiroaki Ohigashi, Non-occlusive Mesenteric Ischemia with Duodenal Necrosis, The Japanese Journal of Gastroenterological Surgery, 2015, Volume 48, Issue 7, Pages 565-571, Released on J-STAGE July 14, 2015, Online ISSN 1348-9372, Print ISSN 0386-9768, https://doi.org/10.5833/jjgs.2014.0211,https://www.jstage.jst.go.jp/article/jjgs/48/7/48_2014.0211/_article/-char/en
  6. Noriko Kawai, Makoto Omi, Satoko Yorinaga, Takehiro Maki, Hiroyuki Kaneko, Kenjiro Misu, Hitoshi Inomata, Masatoshi Tateno, Satoshi Hirano, A Case of Duodenal Necrosis with Survival after Emergency Pancreatoduodenectomy Followed by Two-Stage Reconstruction, The Japanese Journal of Gastroenterological Surgery, 2021, Volume 54, Issue 7, Pages 456-463, Released on J-STAGE July 29, 2021, Online ISSN 1348-9372, Print ISSN 0386-9768, https://doi.org/10.5833/jjgs.2020.0123,https://www.jstage.jst.go.jp/article/jjgs/54/7/54_2020.0123/_article/-char/en
  7. Jun IWABU, Fumio CHIKAMORI, Kai MIZOBUCHI, Kazuhisa ONISHI, Nobuyuki TANIDA, A Case of Non-occlusive Mesenteric Ischemia with Duodenal Necrosis, Nihon Rinsho Geka Gakkai Zasshi (Journal of Japan Surgical Association), 2022, Volume 83, Issue 8, Pages 1458-1463, Released on J-STAGE February 28, 2023, Online ISSN 1882-5133, Print ISSN 1345-2843, https://doi.org/10.3919/jjsa.83.1458,https://www.jstage.jst.go.jp/article/jjsa/83/8/83_1458/_article/-char/en
return to top