✴️ Lý giải vấn đề vì sao sỏi thận tái phát

Nội dung

Các bác sĩ đã nghiên cứu và cho thấy tỷ lệ bệnh sỏi thận tái phát lên đến 50% trong vòng 5 năm. Tại sao tỷ lệ tái phát bệnh sỏi thận lại nhiều như vậy, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa sỏi thận tái phát.

 

Nguyên nhân sỏi thận dễ tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều nguyên nhân hình thành và gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang.

Nguyên nhân chính khiến bệnh sỏi thận dễ tái phát nằm ở chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

 

Sau khi điều trị bệnh có thể tái phát trở lại do các nguyên nhân sau:

 

Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và sức khỏe của bạn.

Do nhịn ăn sáng thường xuyên: Nhịn ăn sáng khiến cho mật không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Thời gian dài như vậy làm cho dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

Ngoài ra, phần lớn các trường hợp sỏi thận hình thành do cơ thể không có đủ nước (do uống ít nước hoặc mất nước nhiều trong quá trình tập thể thao quá sức) hay thừa khoáng tinh thể (canxi, oxalat, axit uric…) trong nước tiểu. Thói quen uống ít nước sẽ khiến lượng nước tiểu trở nên đậm đặc, chất đọng lại sẽ tăng lên nên dễ hình thành sỏi đường tiết niệu.

 

Bổ sung canxi không theo chỉ định

Việc dùng thuốc bổ sung canxi có thể làm tái phát, cũng như khiến bệnh sỏi thận trở nên trầm trọng hơn. Người bị sỏi thận không nên lạm dụng thuốc bổ sung canxi mà hãy dùng các thực phẩm chứa canxi tự nhiên, an toàn với sức khỏe.

Cần có chế độ ăn vừa phải canxi vì khi ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ gây ra sỏi oxalat tại thận, còn nếu chế độ ăn nghèo canxi sẽ tăng hấp thụ oxalat tại ruột dẫn đến tăng oxalat đường tiết niệu hình thành nên sỏi. Ngược lại, nếu dùng nhiều thực phẩm có nhiều oxalat như soda, trà, thịt động vật… cũng là tác nhân gây ra sỏi.

Việc dùng thuốc bổ sung canxi có thể làm tái phát, cũng như khiến bệnh sỏi thận trở nên trầm trọng hơn

 

Thói quen sinh hoạt, tập thể dục thể thao

Việc ít hoạt động thể chất cũng sẽ dẫn đến hình thành sỏi thận. Những người đã từng mắc sỏi thận, lại lười hoạt động thể chất thì nguy cơ tái phát bệnh cao hơn những người bình thường. Nếu bạn thể dục, thể thao nhiều sẽ làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận đến 30%.

 

Cấu tạo đường tiết niệu

Tắc nghẽn đường tiết niệu là yếu tố thuận lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, gây phù nề, loét niêm mạc đài bể thận, dẫn đến xơ hóa tổ chức thận, chèn ép mạch máu và ống thận. Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, tế bào biểu mô đài bể thận kết tinh tạo thành nhân sỏi.

Nếu đường tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề nào đó làm cản trở lưu thông nước tiểu thì bạn có nguy cơ cao hình thành sỏi thận.

 

Một số bệnh lý nền

Ung thư tuyến giáp có thể gây tái phát sỏi thận. Các khối u tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến cận giáp.

Tuyến cận giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa calci, khi tuyến giáp xuất hiện các khối u, nó có thể ảnh hưởng đến hormone tuyến cận giáp, gây lắng đọng calci ở thận, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

 

Biện pháp ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Những thói quen tưởng như đơn giản lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ. Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả, cần chú ý những điều sau:

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể

– Bổ sung thực phẩm giúp lợi tiểu và dễ tiêu hóa

– Hạn chế các thực phẩm gây nên sỏi như muối, đường, đạm động vật, các thực phẩm chứa oxalat hay uống bổ sung canxi không theo chỉ định của bác sĩ.

– Đi khám sức khỏe định kỳ và có biện pháp can thiệp loại bỏ sỏi sớm…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top