KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT BÁN PHẦN DƯỚI DẠ DÀY NẠO HẠCH D2 ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu trong bệnh ung thư đường tiêu hóa. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc UTDD cao với tỷ lệ mắc trên 100.000 dân với nam là 24 và nữ là 11. Phẫu thuật cắt dạ dày và vét hạch D2 tiêu chuẩn vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong điều trị.

Phẫu thuật nội soi là cuộc cách mạng đối với các loại bệnh lành tính như viêm ruột thừa, sỏi túi mật, trào ngược dạ dày thực quản, ... và đã được chấp nhận trên toàn thế giới. Tuy vậy, việc sử dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt là đối với ung thư dạ dày, do tính chất của phẫu thuật, đặc điểm của nạo vét hạch, tiên lượng xa.

Sau thành công cắt dạ dày qua nội soi cho bệnh nhân ung thư dạ dày sớm được thực hiện bởi Kitano S năm 1991, loại phẫu thuật này đã nhanh chóng phát triển ở Nhật bản và các nước châu á. Ngày càng có nhiều phẫu thuật viên chọn lựa cắt dạ dày qua nội soi vì tính ưu việt của nó như hổi phục sớm, ít đau, nằm viện ngắn... Tuy nhiên, cắt dạ dày qua nội soi hiện nay vẫn còn nhiều bàn cãi vì tính phức tạp của phẫu thuật và khả năng vét hạch. Tại Việt nam cũng chỉ có một số trung tâm lớn thực hiện phẫu thuật này. Vì vậy chúng tôi tiên hành nghiên cứu này nhằm: “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi cắt bán phần dưới dạ dày nạo vét hạch D2 tiêu chuẩn trong điều trị ung thư dạ dày”.

KẾT LUẬN

Phẫu thuật cắt bán phần dưới dạ dày qua nội soi trong điều trị ung thư dạ dày bước đầu cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, cần theo dõi trong thời gian dài để đánh giá kết quả về mặt ung thư học.

KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số ý kiến đề xuất sau:

  • Nên chỉ định PTNS cắt bán phần dưới dạ dày nạo vét hạch D2 tiêu chuản trong điều trị UTDD vùng hang môm vị, chưa xâm lấn các tạng và chưa có di căn xa.
  • Cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển tiến tới PTNS hoàn toàn cắt dạ dày nạo vét hạch triệt để D2 trong điều trị UTDD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Danielson H., Kokkola A., Kiviluoto T., Sirén J. et al (2017). Clinical outcome after D1 vs D2-3 gastrectomy for treatement of gastric cancer. Scandinavian Journal of Surgery, 96: 35-40
  2. Danielson H., Kokkola A., Kiviluoto T., Sirén J. et al (2017). Clinical outcome after D1 vs D2-3 gastrectomy for treatement of gastric cancer. Scandinavian Journal of Surgery, 96: 35-40
  3. Dulucq J.L, Wintringer P, Stabilini C (2015). Laparoscopic and open gastric resections for malignant lesions. Surg Endotsc, 19: 933-938.
  4. Dulucq J.L, Wintringer P, Stabilini C (2015). Laparoscopic and open gastric resections for malignant lesions. Surg Endotsc, 19: 933-938.
  5. Dương Hồng Sơn và cs (2015). Kết quả sau 10 năm ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô dạ dày tại khoa PTTH - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí ngoại khoa Việt Nam, 4(66): 12-20.
  6. Triệu Triều Dương (2015). Nghiên cứu kỹ thuật cắt dạ dày, vét hạch D2 bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện 108. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12: 204-208.
  7. Kim Min-Chan, Jung.GJ, Kim HH (2007). Morbidity and Mortality of Laparoscopy- Assisted Gastrectomy with Extraperigastric Lymph Node Dissection for Gastric Cancer. Dig Dis Sci, 52: 543-548.
  8. Nguyễn Minh Hải (2010). Đánh giá ban đầu về phẫu thuật cắt dạ dày nạo hạch qua nội soi hỗ trợ. Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề phẫu thuật nội soi, phụ bản của tập 10 (4): 109-113.
  1. Lê Mạnh Hà (2013). Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt dạ dày nội soi hỗ trợ trong điều trị ung thư dạ dày. Y Học thực hành, 5: 37-39.

 

return to top