Phụ nữ mang thai thường gặp phải vấn đề nôn ói và tiêu chảy trong thai kì, một số trường hợp triệu chứng có thể chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên đây không phải lúc nào cũng là tình trạng bệnh lý. Cũng cần phải lưu ý rằng 02 triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và có khi không phải do tình trạng mang thai.
Vậy thì điều gì gây ra các rối loạn tiêu hóa như nôn ói hoặc tiêu chảy trong thai kì? Và câu trả lời là nó thay đổi rất nhiều tùy theo từng giai đoạn mang thai.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất thì triệu chứng nổi bật hàng đầu chính là ốm nghén. Bao gồm buồn nôn, nôn ói và thường diễn ra trước 17 tuần.
Với hầu hết phụ nữ thì ốm nghén có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng, nhưng cũng có khi kéo dài hết cả thai kì. Vài người nôn ói từ 01 đến 02 lần mỗi ngày, trong khi những người khác cảm giác buồn nôn cả ngày.
Một nghiên cứu báo cáo rằng mệt mỏi, trầm cảm và ít tiếp xúc với gia đình có thể làm tình trạng buồn nôn và nôn trở nên nặng hơn hoặc thường xuyên hơn. Điều này có nghĩa rằng Stress có thể làm nặng hơn các triệu chứng tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy.
Những nguyên nhân khác của tiêu chảy trong thai kì gồm nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virut và kể cả sử dụng thuốc. Điều quan trọng bạn cần phải nhớ là tiêu chảy có thể trở nên nguy hiểm nếu như bạn không chú ý bù nước lại.
Nếu nôn ói bắt đầu và kéo dài trong tam cá nguyệt thứ hai, nó có thể là dấu hiệu của ốm nghén nặng.
Tình trạng này thường khiến nhiều thai phụ phải tới bệnh viện vì mức độ nôn và buồn nôn quá mức. Có thể dẫn tới thiếu hụt điện giải, vitamin, thiếu nước và mất tới 05% trọng lượng của cơ thể. Khoảng 22% phụ nữ ốm nghén nặng có các triệu chứng như buồn nôn và nôn ói diễn ra suốt thai kì.
Mặt khác khi mà buồn nôn và nôn diễn ra sau tuần thứ 16 có thể không do tình trạng mang thai. Trong trường hợp này, nguyên nhân trở nên đa dạng từ nhiễm virus dạ dày cho tới các bệnh lý nặng hơn, chẳng hạn như loét dạ dày hoặc viêm gan.
Ợ nóng khá thường gặp trong thai kì, đặc biệt ở giai đoạn thai lớn, bởi vì sự phát triển của thai tạo ra áp lực lên trên dạ dày. Thêm vào đó cơ thắt tâm vị (ngăn cách giữa thực quản và dạ dày) sẽ dãn ra trong thai kì.
Và kết quả của một hoặc cả hai yếu tố thì axit dạ dày có thể đi ngược vào thực quản gây nên ợ nóng.
Một điều quan trọng cần ghi nhớ là buồn nôn và nôn diễn ra trong nửa sau thai kì có thể là dấu hiệu của bệnh lí tiền sản giật, một biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng cả mẹ và thai.
Một vài dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm: tăng huyết áp, ợ nóng và sưng phù ở mặt và tay.
Thêm vào đó thì tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sanh non. Trong vài trường hợp người phụ nữ đôi khi không có dấu hiệu khác, hoặc có thể có tiết dịch âm đạo hoặc đau trằn bụng.
Nhiều vấn đề sức khỏe có thể gây ra cả 02 triệu chứng tiêu chảy và nôn ói bao gồm:
Tuy nhiên thì nếu mắc vừa tiêu chảy vừa nôn ói cùng lúc không nhất thiết là bạn đang có các triệu chứng của một bệnh lí duy nhất.
Các yếu tố như stress và bệnh lí cùng tồn tại có thể biểu hiện nên một hoặc cả hai triệu chứng này.
Nôn ói nhẹ và tiêu chảy trong thai kì thường không cần điều trị đặc hiệu. Những triệu chứng này thường có thể tự khỏi. Một số biện pháp có thể thực hiện tại nhà bao gồm:
Nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, những lựa chọn sau đây là an toàn trong thai kì:
Điều quan trọng là nên tham vấn với bác sĩ về tiêu chảy để có các điều trị an toàn, có thể bao gồm loperamide (Imodium).
Có thể ngừa buồn nôn, nôn ói hoặc tiêu chảy với các mẹo nhỏ sau:
Phụ nữ mang thai cần đến gặp bác sĩ khi có tình trạng nôn ói và tiêu chảy nặng hơn hoặc là kéo dài nhiều ngày. Thông thường, nên thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng như tiêu chảy, đau lưng hoặc là ra dịch âm đạo. Đến khám bác sĩ ngay khi bạn có các triệu chứng của mất nước như:
Tốt hơn hết vẫn là liên hệ với bác sĩ về bất kì lo ngại sức khỏe nào của bạn hoặc là những thay đổi khác thường trong thai kì.
Tiêu chảy và nôn ói thường gặp trong thai kì, đặc biệt là trong 03 tháng đầu.
Một trong hai vấn đề có thể dẫn tới các biến chứng nặng, và bạn cần phải điều trị sớm nếu có tiêu chảy nặng hoặc nôn ói nhiều. Bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như: thay đổi chế độ ăn, bổ sung vitamin, sử dụng thuốc hoặc kết hợp nhiều biện pháp./.
Xem thêm: Bệnh da thai kỳ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh