✴️ Các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường truyền máu và an toàn truyền máu (Phần 2)

Virus viêm gan C (HCV)

Lịch sử nghiên cứu và phát hiện virus viêm gan C

Năm 1975 người ta nhận thấy ngoài các trường hợp viêm gan A, B có những trường hợp viêm gan không A không B.

Năm 1978 Hội nghị quốc tê thống nhất đặt tên loại viêm gan này là viêm gan virus non-A, non-B.

Năm 1988 Houghton phân lập và xác định được bản chất của virus viêm gan này là HCV.      .

Năm 1995 - 2000 với sự phát triển của kỹ thuật sinh học phân tử (PCR) đã cho phép phát hiện genome của virus và kỹ thuật phát hiện kháng nguyên nhân của virus.

Cấu trúc của virus HCV và chu kỳ nhân lên của HCV trong tê bào gan

Cấu trúc của HCV

Về cấu trúc HCV có đường kính khoảng 55-60 nm thuộc nhóm virus có nhân RNA thuộc họ Flaviridae gồm các thành phần cơ bản sau: vỏ, nhân, các enzym cần thiết và sợi RNA. Khi phân tích cấu trúc của virus ta có các thành phần sau:

Phần vỏ: gồm lớp lipid và các protein xuyên màng. Protein màng giúp cho virus tiếp cận tế bào đích. Các protein này được gọi là protein chức năng.

Phần nhân: gồm các protein đã được phosphoryl hoá, đó là các protein làm nhiệm vụ điều hoà và sao chép.

Hai enzym sau cần thiết cho sự sao chép của HCV là polymerase và replicase Chuỗi nucleotid từ các vùng đặc biệt của cốc gen HCV đã được so sánh khi phân lập HCV từ các vùng khác nhau trên thế giới.

Lớp trong cùng là sợi RNA gồm 9400 acid amin và các enzym giúp mã hoá gen (gen C, E1, E2/NS1) để tổng hợp các protein của virus, gen E1 mã hoá tổng hợp glycoprotein 33, gen E2/NS1 mã hoá tổng hợp gp70, gen C mã hoá tổng hợp protein p22, gắn vối RNA virus, gen NS3 mã hoá protease, gen NS4a mã hoá polymerase, gen NS5b mã hoá replicase.

Chu kỳ nhân lên của HCV trong tế bào gan:

Tương tự như HBV.

Chuyến đối huyết thanh của người bị nhiễm viêm gan C

Sau khi bị nhiễm HCV phần lớn bệnh nhân không có những biểu hiện lâm sàng (95% các trường hợp). Trong thòi gian ủ bệnh, bệnh rất khó xác định, tuy nhiên do có sự huỷ hoại tế bào gan nên chức năng gan và enzym ALT (Alanine Amino Transferase) thường có những biến đổi sớm.

Kháng thể HCV có thể xuất hiện sớm nhưng phải sau 7-10 tuần tuỳ theo từng loại kít chẩn đoán.

Khả năng lây bệnh

HCV có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Tuy tỷ lệ nhiễm HCV trong quần thể không cao bằng HBV nhưng tốc độ lây nhiễm viêm gan C ngày càng tăng trong quần thể và tỷ lệ trở thành viêm gan mạn rất cao (50-70%). Người ta còn khẳng định mối liên quan chặt chẽ giữa viêm gan C và ung thư gan nguyên phát, do vậy việc phòng lây nhiễm HCV là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.

Đường lây nhiễm HIV, HBV, HCV

Nhờ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và các điều tra dịch tễ học, người ta đã biết có ba hình thức cơ bản lây truyền Hrv, HBV, HCV đó là:

Lây qua đường tình dục

Sự lây truyền HIV qua đường tình dục đã được khẳng định và chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp nhiễm HIV trên toàn thế giới. Lây truyền HIV qua đường tình dục là yếu tố nguy cơ chính cho việc lây truyền HIV tại châu Phi. Lây truyền HBV qua đường tình dục ít gặp hơn. Lây truyền HCV qua đưòng tình dục chưa được xác định rõ.

Lây qua đường máu

Khi người cho máu đã bị nhiễm HIV, HBV, HCV mà không được sàng lọc thì bệnh nhân nhận máu sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm HIV, HBV, HCV (trên 90%). Bệnh nhân cũng có thể bị lây nhiễm HIV, HBV, HCV trong giai đoạn nhiễm trùng cửa sổ.

Do dùng bơm kim tiêm chung ở những người tiêm chích ma tuý. Đây là cách lây truyền HIV, HBV, HCV nhanh và mạnh nhất.

Do bị kim tiêm hoặc vật nhọn đã dùng cho bệnh nhân đâm vào tay nhân viên y tế trong khi chăm sóc và làm thủ thuật cho bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, C.

Sử dụng các dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng.

Qua đường mẹ con trong thời kỳ có thai và cho con bú

Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì có khoảng 25-50% trẻ sơ sinh bị lây HIV từ mẹ khi mẹ bị nhiễm HIV/AIDS. Sự lây truyền có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, trong lúc sinh đẻ và trong thời gian cho con bú. Lây truyền HCV theo đường mẹ con thường không phổ biến. Lây truyền HBV theo đường mẹ con cũng thường gặp.

Hiểu rõ về đường lây truyền HIV, HBV, HCV sẽ giúp ta giáo dục, tuyên truyền tốt cho người cho máu, giúp họ tự bảo vệ sức khoẻ của chính họ để có thể cho máu an toàn.

Các đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV, HBV, HCV

Người nghiện chích ma tuý

Gái mại dâm

Những người có quan hộ tình dục vái người bi nhiễm HIV.

Những người tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của những người bị nhiễm HIV, HBV, HCV.

Những người nhận máu, chế phẩm máu và chạy thận nhân tạo nhiều lần.

Các biện pháp phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV

Phòng lây nhiễm HIV, HBV qua dường tinh dục

Có thể phòng lây nhiễm HIV, HBV qua đường tình dục bằng cách sử dụng bao cao su để có quan hệ tình dục an toàn, giảm bớt số bạn tình và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tinh dục.

Phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV ở nhũng người tiêm chích ma tuý do dùng chung bơm kim tiêm

Tuyên truyền giáo dục để mọi người biết tác hại của ma tuý và HIV/AIDS, viêm gan B, C. Không dùng chung bơm kim tiêm và chỉ dùng bơm kim tiêm một lần rồi vứt bỏ và thực hiện chương trình trao đổi bơm kim tiêm.

Phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua đường truyền máu

Lựa chọn người cho máu an toàn

Tổ chức cuộc vận động hiến máu nhân đạo để tìm những người có nguy cơ thấp lây truyền các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu để có nguồn máu an toàn.

Tuyển chọn những người cho máu tình nguyện không lấy tiền và khuyến khích người cho máu tự nguyện cho máu lại.

Loại trừ những người cho máu có nguy cơ cao thông qua việc phỏng vấn và tuyên truyền giáo dục người cho máu.

Sàng lọc người cho máu một cách kỹ càng với:

Bộ câu hỏi để loại trừ các yếu tố nguy cơ.

Tư vấn trước khi cho máu.

Tìm hiểu tiền sử bệnh gồm các dấu hiệu và triệu chứng có liên quan đến các bệnh lây truyền, bệnh nhiễm trùng.

Kiểm tra sức khoẻ của người cho máu

Sàng lọc HIV, HBV, HCV cho người cho máu: Tất cả các đơn vị máu và các chế phẩm máu trước khi truyền phải được sàng lọc khống thể HIV, kháng thể HCV, HBsAg. Đồng thời cần bổ sung thêm các kỹ thuật mới như kỹ thuật phát hiện enzym ALT, kháng nguyên HIV p24, kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện HIV- RNA, HCV-RNA, HBV-DNA để phòng lây nhiễm HIV,' HCV, HBV trong qua giai đoạn cửa sổ của bệnh.

Tiệt trùng máu và các chế phẩm máu bằng các phương pháp vật lý, hoá học, lọc bạch cầu.

Áp dụng truyền máu tự thân và truyền máu từng phần

Chỉ định đúng truyền máu theo phương châm cần thành phần nào thì truyền thành phần máu đó và không cần thì không truyền.

Cần có những biện pháp phòng hộ hữu hiệu cho cốc nhân viên y tế và những người tiếp xúc và chăm sóc trực tiếp bệnh nhân bị nhiễm HIV, HBV, HCV.

Phòng lây nhiễm HIV, HBV qua đường mẹ con

Tất cả phụ nữ có thai phải được tư vấn sớm về HIV, HBV trong thời kỳ mang thai và khuyến khích họ làm xét nghiệm Hrv, HBV. Những phụ nữ có thai mà HIV (+), cần phải được chẩn đoan để xác định nhu cầu dùng AZT nhằm ngăn ngừa lây truyền HIV cho con trước và sau khi sinh.

Phòng lây nhiễm HIV, HBV, HCV qua các dịch vụ y tế

Tuân thủ các quy định tiệt khử trùng các dụng cụ cần dùng lại.

 

GIANG MAI

Tác nhân nhiễm trùng

Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn giang mai gây ra (Treponema pallidum), bệnh được lây chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh cũng có khả năng bị lây truyền qua đường truyền máu và đặc biệt là truyền máu tươi. Sau khi lấy máu nếu máu đã được bảo quản ở 4°c thì nguy cơ nhiễm trùng cơ bản đã được loại bỏ vì xoắn khuẩn giang mai nhanh chóng bị tiêu diệt ở điểu kiện nhiệt độ thấp.

Chẩn đoán phòng thí nghiệêm

Có thể dùng kính hiển vi nền đen để quan sát trực tiếp xoắn khuẩn từ dịch lấy ở vết xước, tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể tiến hành ở giai đoạn nhiễm trùng chắc chắn.

Phương pháp huyết thanh học vẫn là phương pháp chẩn đoán chính: có hai phương pháp:

  • Phương pháp xét nghiệm không đặc hiệu (VDRL): sử dụng cardiolipin để phát hiện kháng thể chống T-Pallidum. Phương pháp này có thể cho kết kết quả dương tính giả khoảng 1% vì cardiolipin là một thành phần bình thường của mô.
  • Phương pháp xét nghiệm đặc hiệu (TPHA): dùng T - Pallidum như là kháng nguyên để phát hiện kháng thể đặc hiệu.

Ý nghĩa trong thực hành truyền máu

Tại một số nước có tỷ lệ giang mai cao trong quần thể thỉnh thoảng vẫn xuất hiện các trường hợp lây truyền giang mai qua đường truyền máu. Tuy nhiên với việc loại trừ người cho máu có nguy cơ cao, sàng lọc giang mai cho người cho máu và bảo quản máu trước khi truyền thì có thể hạn chế được tới mức tối đa các trường hợp giang mai lây truyền qua đường truyền máu.

 

SỐT RÉT

Tác nhân gây bệnh

Bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét gây ra. Bệnh được truyền từ người này qua người khác thông qua muỗi Anopheles. Hàng năm có khoảng 150 triệu người bị sốt rét và khoảng 2 triệu người chết, vì sốt rét.

Có bốn loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau:

  • Plasmodium vivax
  • Plasmodium ovale
  • Plasmodium malariae
  • Plasmodium falciparum

Nhiễm loại Plasmodium falciparum thưòng nặng và có thể gây tử vong.

Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Cách chẩn đoán chắc chắn nhất là phương pháp soi máu tìm trực tiếp ký sinh trùng sốt rét trong hồng cầu. Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp cho việc sàng lọc với một số lượng lớn người cho máu.

Gần đây đã có một sô thử nghiệm phát hiện kháng thể bằng kỹ thuật ngưng kết hoặc ELISA.

Nhiều tài liệu đã đề cập truyền máu là một nguyên nhân gây sốt rét và chủ yếu là loại p. falciparum.

Hiện nay việc sàng lọc sốt rét cho người cho máu có những khó khăn nhất định do thử nghiệm sàng lọc thích hợp thì chưa được sử dụng rộng rãi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top