KHẢO SÁT AN TOÀN NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CHUYỂN TUYẾN ĐẾN KHOA CẤP CỨU BV NTP NĂM 2019

ĐẶT VẤN ĐỀ

       Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh (KCB) ở nước ta ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy công tác KCB, nhất là các cơ sở tuyến dưới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiếu trang thiết bị y tế, thiếu y bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi dẫn đến năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) còn nhiều hạn chế, do bất cập về bảo hiểm y tế (BHYT) phân tuyến nơi khám chữa bệnh ban đầu, đã dẫn đến tình trạng cần chuyển tuyến. Mô hình chuyển tuyến là cơ sở đánh giá tình hình sức khỏe của một cộng đồng, đồng thời là cơ sở cho các nhà quản lý lập kế họach nhân lực, trang thiết bị y tế và tài chính cho đơn vị trong tương lai.

        Thông tư số 14/2014 TT BYT Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, qui định rõ về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên tuyến, dưới tuyến hoặc cùng tuyến.

        An toàn người bệnh (ATNB) luôn được xem là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của bệnh viện, những sai sót trong quá trình bàn giao và chuyển bệnh ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của người bệnh.

        Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu trong một bệnh viện hoặc giữa các tuyến trong hệ thống y tế là một vấn đề rất khó khăn, ba thành tố quan trọng trong chuyển bệnh cấp cứu bao gồm xử trí cấp cứu ban đầu, ổn định bệnh nhân, thực hiện vận chuyển và tổ chức tiếp đón tại nơi tiếp nhận. Để đảm bảo an toàn và giảm tối đa những tai biến bất lợi cho bệnh nhân chúng ta cần phải có đầy đủ các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, thuốc hồi sức, nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng tốt về chuyên môn và quản lý tiếp nhận giữa các tuyến được thực hiện một cách có hệ thống. Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1, có đến khoảng 80% trẻ sơ sinh tử vong là do từ tuyến tỉnh chuyển lên. Trong khi đó, các bác sĩ BV tuyến trên cho rằng  một vấn đề nghiêm trọng mà các bệnh viện tuyến dưới hay mắc phải là tổ chức chuyển viện không an toàn. thậm chí để bệnh nhân tự chuyển viện trong tình trạng nguy hiểm.

         Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (NTP) là BV đa khoa hạng I trong thành phố, là một trong những đơn vị tiếp nhận nhiều bệnh chuyển tuyến từ các quận huyện, các BV bạn và cả các BV tuyến tỉnh. Ghi nhận về tình trạng tiếp nhận bệnh chuyển tuyến không an toàn của các cơ sở khám chữa bệnh đến BV NTP không phải là số nhỏ. Để góp phần chấn chỉnh công tác chuyến tuyến nhằm mục đích nâng cao an toàn người bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát an toàn người bệnh được chuyển tuyến đến khoa cấp cứu bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BV.NTP), từ tháng 03/2019 đến tháng 06/2019”

KẾT LUẬN

        Từ tháng 3 đến tháng 6/ 2019 có 1306 lượt bệnh nhân được chuyển đến khoa cấp cứu BV NTP. Các nơi chuyển là các BV trong thành phố, BV quận, phòng khám, các bệnh viện tỉnh lân cận vùng xung quanh BV.

  1. 57,5% giấy chuyển tuyến không điền đầy đủ thông tin theo mẫu qui định của thông tư 14/2014/TT/BYT
  2. 69,1% giấy chuyển tuyến không ghi dấu sinh hiệu, 33,2% BN cần tiếp nhận cấp cứu ngay không được liên hệ trước, 36,5% không ghi nhận hoặc bàn giao các kết quả cận lâm sàng, 8,6% BN được cho về tại khoa cấp cứu BV NTP không cần nhập viện, 0,32% BN chuyển viện sang BV khác do vượt quá khả năng chuyên môn của BV, 0,22% ca bệnh nặng xin về tại thời điểm tiếp nhận không muốn tiếp tục điều trị, 17,4% BN có chẩn đoán lúc chuyển không vượt quá khả năng chuyên môn của nơi chuyển.
  3. 14,24% bệnh nhân chuyển viện đến khoa cấp cứu BV NTP không an toàn:

       Ngưng tim, ngưng thở trước khi đến khoa cấp cứu ( 0,54%), không ổn định dấu sinh hiệu trên đường vận chuyển (11,6%), xử trí cấp cứu chưa phù hợp tình trạng bệnh (3,2%), sử dụng sai các phương tiện hỗ trợ cấp cứu, thiếu giấy chuyển tuyến (1,6%) .

ĐỀ XUẤT

  1. Hướng dẫn cách ghi giấy chuyển tuyến, điền đầy đủ thông tin theo mẫu chuyển tuyến thông tư 14/2014/TT/BYT đã qui định.
  2. Nhắc nhỡ Bác sĩ, Điều dưỡng khoa cấp cứu khi tiếp nhận bệnh chuyển tuyến phản hồi ngay lại cho nơi chuyển các vấn đề không phù hợp để rút kinh nghiệm cho nơi chuyển.
  3. Kiến nghị phòng Kế Hoạch Tổng Hợp phản hồi các BV, phòng khám chuyển viện không an toàn.
  4. Kiến nghị cho trung tâm cấp cứu  115 khi tiếp nhận bệnh ngoài việc cần chú ý vấn đề chuyên môn, cần quan tâm đến các thủ tục hành chánh (mong muốn của BN, người nhà, BHYT).

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y Tế (2014), Thông qui định chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh, Thông tư số 14 TT14/2014/BYT, Tr 1-16.
  2. Hoàng Trọng Kim, tính an toàn của các trường hợp bệnh nhân chuyển đến khoa cấp cứu BV Nhi Đồng 1, tạp chí y học thực hành- Bộ Y Tế, Tr. 116-121.
  3. https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/38278502-gop-phan-nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-cho-tuyen-duoi.html, truy cập 12/1/2019.
  4. Lương Ngọc Khuê, đào tạo liên tục an toàn người bệnh, NXB y học Hà Nội 2014.Tr 5-11
  5. Lê Thanh Hải (2009) Đánh giá bệnh nhi nặng từ tuyến tỉnh đến khoa cấp cứu BV Nhi Trung ương, năm 2009, tạp chí nhi khoa, tr 15.19.
  6. Lê Thanh Hải (2010), Vận chuyển bệnh nhân trẻ em, Bộ Y Tế. Thực hành cấp cứu nhi khoa, Nhà xuất bản y học, tr 27-35.
  7. Lê Thanh Hải (2010), nghiên cứu ứng dụng chương trình cấp cứu nhi khoa nâng cao (APLS),Bộ Y tế. Thực hành cấp cứu nhi khoa, NXB y học , tr 89-304.
  8. Nghiêm Thị Hoàng Yến (2015), thực trạng, một số yếu tố liên quan đến vận chuyển bệnh nhân cấp cứu tại bệnh viện nhi Trung Ương, bộ môn điều dưỡng, khoa học và sức khỏe, Tr 1-53.
  9. Tăng Chí Thượng*, Ngô Ngọc Quang Minh Khảo sát văn hóa an toàn ngưởi bệnh tại bệnh viện nhi đồng 1 năm 2012, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 , tr 10-17
  10. Võ Văn Tiến (2017), Mô hình bệnh tật của bệnh nhân chuyển tuyến trên tổng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong 3 năm 2015-2017, định số 1109/QĐ-BVNT ngày 10/11/2017 của BV Nguyễn Trãi.

 

return to top
Close menu