KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 SỬ DỤNG METFORMIN

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:

        Metformin là thuốc viên hạ đường huyết được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù có lợi ích nổi bật, metformin vẫn có chống chỉ định trên một số bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận bởi nguy cơ nhiễm toan lactic và tỉ lệ tử vong trên những đối tượng này là 30-50%.

       Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra chống chỉ định sử dụng metformin khi độ lọc cầu thận (GFR) < 30 ml/phút/1.73 m2 da, và không khuyến cáo khởi đầu bằng metformin khí độ lọc cầu thận < 45 ml/phút/1.73 m2 da. Tuy nhiên bác sĩ lâm sàng thường rất cảnh giác, đôi khi quá mức khi sử dụng metformin trên bệnh nhân có giảm chức năng thận, ngay cả mức độ nhẹ trung bình. Dừng metformin ở những bệnh nhân đang dung nạp và ổn định thường dẫn đến kiểm soát đường huyết kém, đồng thời phải chấp nhận những tác dụng không mong muốn từ việc điều trị thay thế.Tỉ lệ báo cáo nhiễm toan lactic trên bệnh nhân sử dụng metformin là rất thấp (<10/100000 bệnh nhân-năm), mặc dầu trong một vài đánh giá, khoảng 14-27% bệnh nhân tiếp tục nhận điều trị metformin dù có một hoặc nhiều hơn các chống chỉ định.

      Mối quan hệ giữa metformin và nhiễm toan lactic vẫn chưa thật sự rõ ràng. Sự lo ngại này đã làm giảm đi đáng kể lượng bệnh nhân suy thận được hưởng lợi ích từ điều trị. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu tập trung về vấn đề này. Liệu nguy cơ nhiễm toan lactic có tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới? Chính vì những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát mối liên quan giữa nồng độ lactate máu và bệnh nhân đái tháo đường típ 2 sử dụng metformin.

 KẾT LUẬN

  1. Bệnh nhân sử dụng metformin với suy giảm chức năng thận mức độ nhẹ trung bình không làm tăng nguy cơ tăng lactate máu so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
  2. Không có mối tương quan giữa liều metformin và nồng độ lactate máu.
  3. Các yếu tố liên quan
    • Tuổi ≥ 65 làm tăng 3,58 lần nguy cơ tăng lactate máu.
    • Glucose có mối tương quan thuận, mức độ yếu với nồng độ lactate.
    • Các yếu tố BMI, triglyceride có mối tương quan thuận, mức độ yếu với nồng độ lactate máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bipi PK, George Jacob, Gomathy S, Gracious Noble, Kumar Sajeev, et al. (2017), "Lactate levels and risk of lactic acidosis with metformin in diabetic kidney disease patients".Saudi Journal of Kidney Diseases and Transplantation,  28  (6), pp. 1356.

2. Bodmer Michael, Meier Christian, Krähenbühl Stephan, Jick Susan S,  Meier Christoph R (2008), "Metformin, sulfonylureas or other antidiabetic drugs and the risk of lactic acidosis or hypoglycemia: a nested case-control analysis".Diabetes care.

3. Cox Kristin, Cocchi Michael N, Salciccioli Justin D, Carney Erin, Howell Michael, et al. (2012), "Prevalence and significance of lactic acidosis in diabetic ketoacidosis".Journal of critical care,  27  (2), pp. 132-137.

4. Crawford Stephen O, Hoogeveen Ron C, Brancati Frederick L, Astor Brad C, Ballantyne Christie M, et al. (2010), "Association of blood lactate with type 2 diabetes: the Atherosclerosis Risk in Communities Carotid MRI Study".International journal of epidemiology,  39  (6), pp. 1647-1655.

5. Chalmers J, McBain AM, Brown IRF,  Campbell IW (1992), "Metformin: Is its use contraindicated in the elderly?".Practical Diabetes International,  9  (2), pp. 51-53.

6. Chan NN, Fauvel NJ,  Feher MD (1998), "Non-steroidal anti-inflammatory drugs and metformin: a cause for concern?".The Lancet,  352  (9123), pp. 201.

7. Davis Timothy ME, Jackson Denise, Davis Wendy A, Bruce David G,  Chubb Paul (2001), "The relationship between metformin therapy and the fasting plasma lactate in type 2 diabetes: The Fremantle Diabetes Study".British journal of clinical pharmacology,  52  (2), pp. 137-144.

8. DeFronzo Ralph, Fleming G Alexander, Chen Kim,  Bicsak Thomas A (2016), "Metformin-associated lactic acidosis: current perspectives on causes and risk".Metabolism,  65  (2), pp. 20-29.

9. Fang LIU, LU Jun-xi, Tang Jun-ling, Li LI, LU Hui-juan, et al. (2009), "Relationship of plasma creatinine and lactic acid in type 2 diabetic patients without renal dysfunction".Chinese medical journal,  122  (21), pp. 2547-2553.

10.       Franzetti Ivano, Paolo Donnini, Marco Gaiazzi, Emanuela Mazzola, Elisabetta Zibetti, et al. (1997), "Possible synergistic effect of metformin and enalapril on the development of hyperkaliemic lactic acidosis".Diabetes research and clinical practice,  38  (3), pp. 173-176.

11.       Horlen Cheryl, Malone Robb, Bryant Betsy, Dennis Betty, Carey Tim, et al. (2002), "Frequency of inappropriate metformin prescriptions".Jama,  287  (19), pp. 2504-2505.

12.       Huang Weiyi, Castelino Ronald L,  Peterson Gregory M (2017), "Lactate levels with chronic metformin use: a narrative review".Clinical drug investigation,  37  (11), pp. 991-1007.

13.       Lim Vivien CC, Sum CF, Chan Edwin SY, Yeoh LY, Lee YM, et al. (2007), "Lactate levels in Asian patients with type 2 diabetes mellitus on metformin and its association with dose of metformin and renal function".International journal of clinical practice,  61  (11), pp. 1829-1833.

14.       Lin Yi-Chun, Lin Liang-Yu, Wang Huei-Fang,  Lin Hong-Da (2010), "Fasting plasma lactate concentrations in ambulatory elderly patients with type 2 diabetes receiving metformin therapy: a retrospective cross-sectional study".Journal of the Chinese Medical Association,  73  (12), pp. 617-622.

15.       Sipahi Savas, Solak Yalcin, Acikgoz Seyyid Bilal, Genc Ahmed Bilal, Yildirim Mehmet, et al. (2016), "Retrospective analysis of lactic acidosis-related parameters upon and after metformin discontinuation in patients with diabetes and chronic kidney disease".International urology and nephrology,  48  (8), pp. 1305-1312.

16.       Yokoyama Shota, Tsuji Hideyuki, Hiraoka Sachiko,  Nishihara Masayuki (2016), "Investigation of risk factors affecting lactate levels in Japanese patients treated with metformin".Biological and Pharmaceutical Bulletin,  39  (12), pp. 2022-2027.

 

 

return to top