KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG VÀO KHOA CẤP CỨU BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề y tế công cộng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Đây là một vấn đề đáng lo ngại cho con người. Mỗi năm có đến hàng triệu người tử vong vì tai nạn thương tích và hàng chục triệu người khác phải gánh chịu hậu quả của các thương tích không gây tử vong. Riêng ở Việt Nam con số này cũng không nhỏ, tổ chức Y tế Thế giới cho biết mỗi năm, Việt Nam có khoảng 900.000 người bị TNTT và hơn 34.000 người tử vong. Trong đó, chiếm số lượng cao nhất là tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) 45% với 15.000 người chết mỗi năm.

Nguyên nhân TNGT là do con người tham gia giao thông: không chấp hành luật và các quy định về an toàn giao thông; do các phương tiện giao thông: Chất lượng xe cộ thấp kém; xe thiếu các thiết bị an toàn. Phương tiện vận chuyển không an toàn: do đường xá chất lượng xấu; thiếu biển báo; đèn hiệu; đèn chiếu sáng.

Cũng theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, ở Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, gần 40% các vụ TNGT xảy ra do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu bia.

Ngày 30/12/2019 Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP qui định về xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ và đường sắt, có nội dung xử phạt người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu.

Tại BV NTP mỗi ngày tiếp nhận khoảng từ 15-20 ca tai nạn thương tích, trong đó tỷ lệ thương tích do TNGT chiếm một tỷ lệ không nhỏ và chi phí cho các người bệnh (NB) này thường cao vì cần thêm các kết quả cận lâm sàng như chụp MSCT,XQ, siêu âm, khâu vết thương.. áp lực đối với các y Bác Sĩ là rất lớn khi phải tiếp nhận các ca TNGT nhất là trong tình trạng có sử dụng rượu bia, khó khăn về tình trạng bệnh cần can thiệp khẩn, áp lực từ người nhà cao, từ các thủ tục hành chánh liên quan đến pháp luật, từ chi phí viện phí khi NB không có khả năng chi trả hoặc không có thân nhân NB tại thời điểm đưa vào Cấp Cứu. Để rõ hơn về vấn đề này chúng tôi làm khảo sát NB bị TNGT vào Khoa Cấp Cứu từ tháng 3-6/2020, cũng để làm bằng chứng cung cấp thông tin và giáo dục sức khỏe cho NB, nhất là về vấn đề tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia.

KẾT LUẬN

Từ 3/2020- 6/2020 có 541 trường hợp NB bị TNGT vào khoa, nam nhiều hơn nữ gấp 1,7 lần, tuổi thường gặp là 18-40 tuổi.Mã ICD chủ yếu là nhóm XIX, cao nhất là chấn thương đầu 42,8% (S01-S09).18,7% NB bị TNGT có sử dụng rượu bia, Chấn thương nặng ở các NB đã uống rượu bia còn tham gia giao thông có mối liên quan với p=0,074.TNGT do va chạm là nhiều nhất, chủ yếu là giữa các xe máy (84,%). 21% TNGT gây gãy xương, 3,7% gây xuất huyết não, 0,4% NB tử vong. Áp lực NVYT phải đối mặt do TNGT gây ra: khâu vết thương 36,5% , phẫu thuật 8,5%, 0,4% báo động đỏ. 88% NB được chụp X-quang, MSCT, siêu âm, 47,5% không có thân nhân đưa vào, 3,1% được công an đưa vào, 3,3% thiếu viện phí, 4,4% không hợp tác điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Đình Công, Đặng Việt Hùng (2005). TNTT liên quan đến xe máy tại Việt Nam. Y Học thực hành, số 4: 11 - 4.
  2. Trần Sơn Hà (2012). Vấn đề cải cách thủ tục hành chính trong xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 199: 12-16.
  3. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn/ công tác phòng chống tai nạn thương tích, truy cập 10/3/2020.
  4. Tạ văn Trầm (2016). Tình hình tai nạn thương tích tại BV Đa khoa TT tiền giang, Tạp chí y tế công cộng, s5: 19-10.
  5. Nguyễn Văn Hùng (2013). Nghiên cứu kết quả điều trị tai nạn thương tích tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Y học thực hành, số 862: 116- 125.
  6. Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2014). Hậu quả của lạm dụng đồ uống có cồn, Tạp chí Chính sách Y tế số 13: 12- 14.
  7. https://vtv.vn/trong-nuoc/tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, truy cập 10/3/2020.
  8. https://luatvietnam.vn/vi pham hanh chinh/nghi dinh 100/2019, truy cập ngày 10/3/2020.
  9. http://csnd.edu.vn/tin-tuc/tinh-hinh-dac-diem-tai-nan-giao-thong-duong-bo-tai-viet-nam-nam-2017, truy cập 30/8/2020.
  10. Ngô Thị Lệ Thủy (2010). Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học đà nẵng, tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7 Đại học Đà nẵng, Tr 224-228.
  11. Lê Thị Tuyết Mai (2015). Thực trang tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, Cục Cảnh sát giao thông, Trật tự, an toàn giao thông, 20-24. Bộ Công an, TP HCM.

 

return to top