NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT NỐI THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh thận mạn là những bất thường về cấu trúc và chức năng thận kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh, gây nên gánh nặng về chăm sóc y tế rất lớn lên gia đình và xã hội và cũng là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Hầu hết những bệnh nhân (BN) này sẽ tiến triển đến suy thận mạn giai đọan cuối và cần phải điều trị thay thế thận (ghép thận, lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc). Tỉ lệ bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị thay thế thận ngày càng tăng trên toàn cầu. Trong các phương pháp điều trị thay thế thận thì lọc máu bằng chạy thận nhân tạo định kỳ chiếm ưu thế hơn hẳn và người bệnh cần phải có đường mạch máu (fistula) để sử dụng lâu dài.

Có nhiều loại đường mạch máu cho điều trị bằng thận nhân tạo, tuy nhiên đường rò động mạch – tĩnh mạch (arteriovenous fistula – AVF) đang được đánh giá là ưu việt, hiệu quả về lâu dài cho khoảng gần 80% bệnh nhân lọc máu. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận mạn thường có nhiều bệnh nền, tình trạng ure huyết cao, tình trạng xơ vữa mạch máu và thiếu máu mạn đều là những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả của việc mổ đường rò động – tĩnh mạch. Vì thế, việc đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của việc phẫu thuật tạo fistula là rất quan trọng.

Ở Việt Nam, nhu cầu tạo rò động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo ngày một gia tăng, nhiều cơ sở cũng đã triển khai kỹ thuật này nhưng vẫn chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật tạo nối thông động – tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo định kỳ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

       Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ thành công sớm của phẫu thuật tạo nối thông-động tĩnh mạch là cao, tuy nhiên tỉ lệ thành công sau 6 tuần còn chưa cao. Cần có sự tư vấn về các phương pháp điều trị thay thế thận và chuẩn bị fistula sớm cho nhóm bệnh nhân suy thận mạn. Bên cạnh đó cần có chế độ hướng dẫn và chăm sóc fistula sau mổ.

Tài liệu tham khảo

  1. National Kidney Foundation 2006. Clinical Practice guidelines for hemodialysis adequacy. Am J Kidney Dis; 48(1):pp.s12-s47.
  2. Centers for Disease Control and Prevention. https://www.cdc.gov/kidneydisease/basics.html
  3. Centers for Disease Control and Prevention. https://nccd.cdc.gov/CKD/detail.aspx?Qnum=Q94#refreshPosition
  4. Hakim RM, Breyer J, Ismail N, Schulman G (1994). Effects of dose of dialysis on morbidity and mortality. Am J Kidney Dis; 23:pp.661-9.
  5. Ruggenenti P et al. (1998). Renal function and requirement for dialysis in chronic nephropathy patients on long-term ramipril: REIN follow-up trial. Gruppo Italiano di Studi Epidemiologici in Nefrologia (GISEN). Ramipril Efficacy in Nephropathy. Lancet; 352(9136):pp.1252-6.
  6. Aurang ZK, Karen AJT, Robert GJ, Nicholas GI (2019). Preoperative assessment for percutaneous and open surgical arteriovenous fistula creation in patients for haemodiaysis. Clinical Kidney Journal;1-10. https://doi.org/10.1093/ckj/sfz121
  7. Vanholder R, De Smet R, Glorieux G et al. (2003). Review on uremic toxins: classification, concentration, and interindividual variability. Kidney Int; 63:pp.1934-43.
  8. Shiba, N. and H. Shimokawa (2011). Chronic kidney disease and heart failure-Bidirectional close link and common therapeutic goal. J Cardiol; 57(1):pp.8-17.
  9. Johnson WJ, Hagge WW, Wagoner RD, Dinapoli RP, Rosevear JW (1972). Effect of urea loading in patients with far-advanced renal failure. Mayo Clin Proc; 47:pp.21-9.
  10. Carlo L, Carlo B (2015). Preoperative assessment and planning of haemodialysis vascular access. Clin Kidney J; 8(3):pp.278-281. doi:10.1093/ckj/sfv022
  11. Pisoni RL, Zepel L, Robinson B (2018). International Differences in the Location and Use of Arteriovenous Accesses Created for Hemodialysis: Results From the Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study (DOPPS). American Journal of Kidney Diseases, 71(4):pp.469–478. doi:10.1053/j.ajkd.2017.09.012.
  12. Nguyễn Sanh Tùng (2010). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tạo rò động – tĩnh mạch ở cẳng tay để chạy thận nhân tạo chu kỳ. Luận án Tiến sĩ Y học. Học viện quân Y.
  13. Bashar K, Conlon PJ, Kheirelseid EAH, Aherne T, Walsh SR,  Leahy A (2016). Arteriovenous fistula in dialysis patients: Factors implicated in early and late AVF maturation failure. The Surgeon; 14(5):pp.294–300. doi:10.1016/j.surge.2016.02.001.

 

return to top