NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRỰC TRÀNG NỐI MÁY TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư trực tràng một trong mười loại ung thư thường gặp. Chiếm tỷ lệ từ 30-50% trong các ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân ung thư trực tràng thường đến khám vào việngiai đoạn muộn, làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị tiên lượng. Trong suốt thời gian dài, phẫu thuật mở vẫn kinh điển trong điều trị ung thư trực tràng. Gần đây phẫu thuật nội soi cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt cho phép tiếp cận vùng tiểu khung dễ dàng hơn làm tăng tỉ lê bệnh nhân đươc bảo tồn cơ thắt, làm giảm biến chứng ảnh hưởng chức năng tình dục, bàng quang sau mổ nên ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Mặc dù đã nhiều báo cáo về phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng ở các vị trí và giai đoạn bệnh khác nhau, nhưng do các điều kiện cụ thể về trang thiết bị, thời gian thực hành phẫu thuật nội soi đặc biệt là ở các cơ sở y tế mới triển khai. Xuất phát từ tình hình thực tế điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt trực tràng nối máy trong điều trị ung thư trực tràng.

KẾT LUẬN

PTNS điều trị ung thư trực tràng chứng tỏ có nhiều ưu điểm, an toàn, khả thi cụ thể là: Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 8,3 ngày, tai biến thấp là 19,6%, các tai biến đều được phát hiện và xử trí ngay trong mổ, không để lại di chứng, tỷ lệ chuyển mổ mở là 0%. Tỷ lệ biến chứng sớm sau mổ 15,1%. Tỷ lệ mổ lại trong thời gian hậu phẫu 4,3% do tắc ruột sớm sau mổ. Kết quả sớm: Tốt và khá chiếm đa số 95,6%. Tuy nhiên cần có cỡ mẫu lớn hơn cũng như thời gian theo dõi xa để đánh giá vể mặt ung thư học cũng như tỷ lệ sống còn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chand M., Bhoday J., Brownet G., et al (2012). “Laparoscopic surgery for rectal cancer”, J R Soc Med, 1258(10), pp. 429-435.
  2. Charlotte L., Deijen J., Velthuis S., et al (2016), “COLOR III: a multicentre randomised clinical trial comparing transanal TME versus laparoscopic TME for mid and low rectal cancer”, Surg Endosc, 30, pp. 3210-3215.
  3. Đỗ Đình Công, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh và CS (2011), “Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng: Kết quả 3 năm”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 15(4), tr. 56-60.
  4. Gaertner W.B., Kwaan M.R., Madoff R.D., et al (2015), “Rectal cancer: An evidence-based update for primary care providers”, World Journal of Gastroenterology, 21(25), pp. 7659-7671.
  5. Mizrahi I., Mazeh H. (2014), “Role of laparoscopy in rectal cancer: A review”, World Journal of Gastroenterology, 20(17), pp. 4900-4907.
  6. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh (2010), “Kết quả sớm của điều trị phẫu thuật ung thư trực tràng qua ngả soi ổ bụng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,14(1), tr.28-33.
  7. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái (2010), “Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,14(1), tr. 119-123.
  8. Nussbaum D.P., Speicher P.J., Ganapathi A.M., et al (2015), “Laparoscopic Versus Open Low Anterior Resection for Rectal Cancer: Results from the National Cancer Data Base”, Journal Gastrointest Surgery, 19(1), pp. 124-132.
  9. Phạm Minh Tuấn, Chiêm Hoàng Phong, Nguyễn Thành Nhân và CS (2017), “Kết quả sớm của phẫu thuật nội soi điếu trị ung thư trực tràng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 21(3), tr. 74-78.
  10. Trần Minh Đức, Nguyễn Cao Cương (2014), “Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong điếu trị ung thư trực tràng”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(1), tr. 62-66.
  11. Trần Ngọc Dũng, Hà văn Quyết, Kim văn Vụ và CS (2014), “Đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật nội soi trong điếu trị ung thư trực tràng”, Y học thực hành, 905(2), tr. 35-38.
  12. Yang Q., Xiu P., Qiet X., et al (2013), “Surgical Margins and Short-Term Results of Laparoscopic Total Mesorectal Excision for Low Rectal Cancer”, Scientific Paper, 17, pp. 212-218.

 

return to top
Close menu