✴️ NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG TẠNG ĐƯỢC NÚT MẠCH CẦM MÁU TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Võ Bích Đại Hào1, Huỳnh Thanh Long1, Nguyễn Minh Đức1, Chung Thị Lam Phương1, Nguyễn Ngọc Nghị1

1BV Nguyễn Tri Phương

     ĐẶT VẤN ĐỀ

          Xuất huyết do chấn thương vỡ tạng đặc rất hay gặp trong chấn thương bụng, có thể gây ra sốc mất máu và tử vong. Trong thời đại bùng nổ các phương tiện giao thông cá nhân tại Việt Nam, chấn thương bụng kín gây vỡ tạng đặc ngày càng xuất hiện nhiều hơn, ngoài ra chảy máu tạng đặc có thể do bị đâm hoặc nguyên phát do u vỡ, vỡ dị dạng mạch máu. Ngày nay, nhờ có chụp cắt lớp vi tính mà việc chẩn đoán xuất huyết do vỡ tạng đặc trở nên nhanh hơn, đặc biệt có thể thấy được dấu thoát mạch, cho phép đánh giá chính xác thương tổn và định hướng việc điều trị. Nhiều trường hợp chảy máu tạng đặc có thể điều trị bảo tồn, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp phải phẫu thuật cầm máu hoặc cắt bỏ tạng. Phẫu thuật cầm máu hoặc cắt bỏ tạng bị chảy máu là một phẫu thuật nặng nề, nhiều biến chứng, di chứng và có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền. Nút mạch cầm máu (TAE: TransArterial Embolisation) là kỹ thuật mới, xâm lấn tối thiểu, nhẹ nhàng và có thể thực hiện được ở bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều nguy cơ phẫu thuật, tránh được các tai biến, biến chứng của phẫu thuật và đặc biệt là bảo tồn được tạng. Theo nhiều tác giả, can thiệp nội mạch là một phương pháp điều trị rất hiệu quả với tỷ lệ thành công cao, lên tới 100%.

   Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành can thiệp nội mạch trong các trường hợp vỡ gan, vỡ lách từ 2019. Do đó chúng tôi làm nghiên cứu này nhằm báo cáo lại các trường hợp can thiệp mạch điều trị chấn thương tạng đặc tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

 

      KẾT LUẬN     

       Nút mạch cầm máu giúp làm giảm chỉ định phẫu thuật, qua đó giúp bệnh nhân tránh được các nguy cơ liên quan đến phẫu thuật và tăng khả năng bảo tồn tạng chấn thương.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Adam Wallis et al (2010). Angiography and embolisation for solid abdominal organ injury in adults – a current perspective. World Journal of Emergency Surgery. 5 :18
  2. Coccolini F., et al. WSES classification and guidelines for liver trauma. World J Emerg Surg 11, 50 (2016).
  3. Coccolini, F., Montori, G., Catena, F. et al. Splenic trauma: WSES classification and guidelines for adult and pediatric patients. World J Emerg Surg 12, 40 (2017)
  4. Đặng Quốc Việt và cs (2019). Vai trò của can thiệp nội mạch trong điều trị chảy máu tiêu hoá. Y Học TP. Hồ Chí Minh. 1 :133-138
  5. Gheju et al (2013). Grade IV blunt splenic injury – the role of proximal angioembolization. A case report and review of literature. Journal of Medicine and Life.6(4):369-375
  6. Hagiwara A, et al. Nonsurgical management of patientswithblunthepaticinjury:efficacyoftranscatheter arterial embolization. AJR (1997)169:1151–1156
  7. Imbrogno BF, Ray CE. Splenic artery embolization in blunt trauma. Semin Intervent Radiol. 2012;29(2):147-149.
  8. Isselbeck,etal.Hepaticangioembolizationintrauma patients:indicationsandcomplications.JTrauma,2009. 67(4): p.769-73
  9. Nguyễn Mậu Đình, Nguyễn Duy Huế (2012), Điều trị can thiệp nội mạch các tổn thương mạch trong chấn thương tạng đặc, Tạp chí Điện Quang Việt Nam, 10, tr 381-385.
  10. Taghavi S, Askari R. Liver Trauma. [Updated 2020 Jul 19]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2020 Jan
  11. Weledji EP (2014), Benefits and risks of splenectomy. Int J Surg, 12(2):113-9.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top