NHỮNG SUY NGHĨ VÀ MONG ĐỢI VỀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG TRONG CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nhân viên y tế đảm trách vai trò quyết định cho công tác chăm sóc sức khỏe, nhu cầu thiết yếu của người dân và mục tiêu hàng đầu của ngành y tế. Khi có những phương cách phù hợp với nhu cầu và hài lòng với nguyện vong của nhân viên sẽ tạo được sự yên tâm, chủ động, cạnh tranh lành mạnh trong công tác, gây ra những tác động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của các cơ sở y tế.

Trong quản lý y tế, những thông tin cụ thể, đầy đủ, chính xác, có thể lượng giá được rất cần thiết;vì nhận định dưới mức hay quá mức đều dẫn đến việc xác định không đúng vấn đề thực tại, ảnh hưởng đến việc đưa ra các kế hoạch hành động. Các suy nghĩ và mong đợi của nhân viên không chỉ là vấn đề cá nhân, mà cũng là mối quan tâm của xã hội, nhà quản lý, vì vậy loại hình này của nghiên cứu sẽ luôn mang lại những thông tin cập nhật thiết thực, mỗi khi được tiến hành lập lại trong những khoảng thời gian phù hợp.

Nhằm xác định vấn đề ưu tiên dựa trên chứng cứ, cho công tác quản lý y tế. nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu những suy nghĩ và mong đợi của nhân viên bệnh viện trong công việc hàng ngày, từ đó có những dữ liệu cơ bản cho việc hiện thực hóa các giải pháp, có các kế hoạch hành động thiết thực xuất phát từ công việc thực tế hàng ngày, nhằm tránh được kiểu điều hành theo lối mòn, cứng nhắc, thiếu tổ chức khoa học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

             Về suy nghĩ của NVYT thì hơn một nửa cho rằng công việc như ban đầu suy nghĩ, có sự tiến bộ trong công việc và có không khí không buộc tội trong bệnh viện nhưng vẫn còn nhiều áp lực và chưa đúng chuyên môn công tác. Về đáp ứng những mong đợi trong công việc có 44,2% NVYT trả lời có vì phù hợp, được đào tạo chuyên môn và cải thiện quy trình. Có 82,2% NVYT thấy có thể cải thiện được công việc nếu cùng nhau hợp tác và cải thiện quy trình hiệu quả hơn qua các đề xuất bệnh viện cần quan tâm là tăng các buổi thực hành chuyên môn, điều kiện làm việc (phần mềm quản lý – mạng, phòng NVYT), phương tiện công tác (máy móc), các sinh hoạt văn hóa khác và gia tăng tiếp xúc lãnh đạo.Từ đó, bệnh viện nên tăng cường phổ biến kiến thức quản trị học cho nhân viên quản lý và áp dụng kiến thức quản trị cho các hoạt động khám và điều trị, nên xây dựng các chính sách, quy trình quản lý… theo hướng lấy lợi ích của nhân viên y tế làm trung tâm và công khai, minh bạch các chính sách, quy trình quản lý cho toàn bộ nhân viên. Đầu tư phương tiện làm việc, trang thiết bị theo phương châm cơ bản và chuyên sâu, Tranh thủ sử dụng nguồn kinh phí của các dự án do nước ngoài tài trợ để đầu tư phương tiện làm việc, trang thiết bị. Thường xuyên mở hoặc cử nhân viên tham gia các khóa huấn luyện đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ y bác sĩ để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới về hoạt động khám và điều trị do các chuyên gia giỏi trực tiếp giảng dạy. Khuyến khích nhân viên y tế, cụ thể bác sĩ và điều dưỡng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, tham dự các hội thảo khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Y tế. (2017). Báo cáo công tác Y tế tháng 4 năm 2017.http://Emoh.Moh.Gov.Vn/Publish/Home.

2. Bùi Đàm và Bùi Thị Thu Hà (2011), “Đánh giá sự hài lòng đối với công việc của bác sĩ bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi – Năm 2011”, Y học thực hành, số 4 năm 2011.

3. Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc  và nâng cao sức khỏe nhân dân, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 122/TTg, ký ngày 10/01/2013

4. Lê Nguyễn Đoan Khôi và Đỗ Hữu Nghị (2010)“Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ số 32  năm 2014: 94-102

5. Lê Vinh (2013). Tổ chức và phát triển.Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.Khoa y tế công cộng Bộ môn Tổ chức - Quản lý y tế http://iph.org.vn/index.php/qun-ly-lanh-o/188-t-chc-va-phat-trin.

6. Võ Hữu Thuận. (2013). Lập kế hoạch y tế.Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ môn Tổ chức - Quản lý y tế http://iph.org.vn/index.php/qun-ly-lanh-o/717-bai-ging-t-chc-qun-ly-cho-lp-cki-ytcc-a-cki-atvstp-2013

5. Inke Mathauer & Ingo Imhoff (2006), “Health workermotivation in Africa: the role of non-financial incentivesand human resource management tools”, Human Resources for Health 2006, 4:24.

6. Rockwell Schulz and Johnson A. C. (2002).Management of hospital and health services.Strategic Issues and Performance. Mosby Company. Beard Books, Washington, D.C

 

return to top