Vì sao bệnh vẩy nến ngày càng phát triển?

Tình trạng viêm này là do sự dư thừa của phân tử miễn dịch đặc hiệu gọi là các cytokine. Một nghiên cứu gần đây do Đại học Hokkaido, Nhật Bản thực hiện đã giải thích chính xác cơ chế gây bệnh vẩy nến của các cytokine.

Nghiên cứu của Đại học Hokkaido, Nhật Bản mang tên: “Tìm hiểu cơ chế cơ bản dẫn đến bệnh vẩy nến" đã được đăng tải trong Tạp chí Miễn dịch học Quốc tế nhằm giải thích cơ chế chính xác mà các cytokine (đặc biệt là Interleukin IL-17A) góp phần gây ra tình trạng viêm ở bệnh vẩy nến.

Bằng cách phát triển lớp sừng (tế bào da), các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công một mô hình của bệnh vẩy nến trong phòng thí nghiệm. Sử dụng mô hình này, các phản ứng viêm cụ thể của lớp sừng được họ nghiên cứu toàn diện, qua cả 2 trạng thái có và không có các cytokine.

Ban đầu, lớp sừng đã được tiếp xúc với một vài cytokine cụ thể, bao gồm cả IL-17A. Để xác định tác động cụ thể của mỗi cytokine lên việc hình thành bệnh vẩy nến, trong từng mẫu, các nhà khoa học sẽ loại đi một cytokine đơn lẻ. Mẫu nào không có biểu hiện của bệnh vẩy nến thì chứng tỏ rằng, chính cytokine bị loại bỏ là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm của tế bào da ở người bị vẩy nến.

Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học phát hiện thêm những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến, cũng như góp phần khám phá ra sự tiến triển của nó, để từ đó bào chế nhiều loại thuốc tiềm năng trong tương lai.

Hỗ trợ điều trị vẩy nến bằng thảo dược tại Việt Nam

Trong khi những nghiên cứu ở nước ngoài vẫn đang được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả thì tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tận dụng nguồn thảo dược thiên nhiên phong phú để tạo nên sản phẩm giúp giảm nhẹ triệu chứng của vẩy nến, điều hòa hệ miễn dịch cơ thể. Nổi bật trong số đó phải kể tới thực phẩm chức năng có thành phần chính từ cây sói rừng (giúp chống tự miễn). Ngoài ra, sản phẩm này còn có sự kết hợp của các thảo dược khác như bạch thược, nhũ hương, hoàng bá… giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm ngứa, tái tạo một làn da khỏe mạnh; loại bỏ sạch vẩy nến, từ đó phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn vẩy nến tái phát.

Duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây sói rừng, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sẽ là biện pháp hữu ích giúp cuộc sống của bạn vui khỏe hơn vì không còn phải lo lắng về bệnh vẩy nến.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu