THỰC TRẠNG KIẾN THỨC XỬ LÝ PHƠI NHIỄM VỚI MÁU DỊCH CƠ THỂ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐDV-HSV-KTV TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG NĂM 2019

ĐẶT VẤN ĐỀ:

          Nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường máu, bao gồm viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C và virus HIV. Phơi nhiễm xảy ra do kim hoặc các vật bén bị vấy máu /dịch tiết của người bệnh đâm phải (phơi nhiễm qua da) hoặc do máu /dịch tiết của người bệnh bắn vào mắt, mũi, miệng, da không lành lặn của nhân viên (phơi nhiễm qua đường niêm mạc).

         Theo thống kê của CDC 2000, có 384.000 thương tổn qua da xảy ra trên nhân viên y tế trong bệnh viện hàng năm. Khoảng 1% nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện có bằng chứng của nhiễm Viêm gan siêu vi C. Hằng năm tại Mỹ có khoảng 800 nhân viên y tế bị phơi nhiễm Viêm gan siêu vi B sau khi bị phơi nhiễm do nghề nghiệp. Theo thống kê của WHO, toàn thế giới năm 2000 trong nhân viên y tế có khoảng 16.000 người nhiễm Viêm gan siêu vi B, 66.000 nhiễm Viêm gan siêu vi C và 1.000 nhiễm HIV do phơi nhiễm nghề nghiệp từ những thương tổn qua da.

         Ở Việt Nam theo thống kê của Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia năm 2010 cả nước có 411 trường hợp phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp. Tại bệnh viện Chợ Rẩy, số bệnh nhân nhiễm HIV đến khám và cấp cứu 133 trường hợp năm 2010, 145 trường hợp năm 2011 và 159 trường hợp năm 2012. Đa số các bệnh nhân nhiễm HIV nhập viện trong tình trạng cấp cứu chiếm 74%, vì thế đòi hỏi sự nhanh nhẹn khẩn trương cấp cứu của NVYT nên dễ tăng nguy cơ  phơi nhiễm nghề nghiệp.

      Và việc xử lý sau phơi nhiễm đúng quy trình của NVYT là vấn đề rất quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng bị phơi nhiễm nghề nghiệp do máu và dịch cơ thể là hết sức cần thiết. Để xác định tỉ lệ kiến thức về xử lý sau phơi nhiễm của NVYT giúp đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức của NVYT. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng kiến thức xử lý phơi nhiễm với máu dịch cơ thể và các yếu tố liên quan của ĐDV-HSV-KTV tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2019”

KẾT LUẬN

        Kiến thức chung về xử lý phơi nhiễm máu dịch cơ thể của ĐDV-HSV-KTV cho thấy tỉ lệ kiến thức tốt chưa cao, có mối liên quan giữa kiến thức theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm với nhân viên có trình độ đại học trở lên và nhân viên có tiền sử phơi nhiễm. Vì vậy, việchuấn luyện, đào tạo về các bệnh lây truyền qua đường máu hoặc dịch cơ thể và trang bị dụng cụ phòng hộ và cho nhân viên y tế là rất thiết. Việc phòng bệnh cho nhân viên y tế nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm HIV và Viêm gan siêu vi do nghề nghiệp là một lĩnh vực đã được đặc biệt chú ý ở các nước đã phát triển. Tại các nước đang phát triển vấn đề này vẫn còn chưa được chú trọng, đây là một lĩnh vực rất cần được đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, việc giám sát, báo cáo, theo dõi các phơi nhiễm này cũng là một phần quan trọng trong chương trình giám sát bệnh nghề nghiệp. Lợi ích mang lại không chỉ cho nhân viên y tế mà còn cho cả bệnh nhân, vì qua việc ý thức bảo vệ mình, nhân viên sẽ quan tâm hơn đến việc phòng bệnh cho bệnh nhân của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. CDC (2001) “Updated U.S. Public Health Service Guidelines for the Management of Occupational Exposures to HBV, HCV, and HIV and Recommendations for Postexposure Prophylaxis”June 29, 2001 /50(RR11);1-42)

2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) Atlanta, Georgia 30333; Puplic Health Serviec Guidelines for the Management of Health-Care Worker Exposure to HIV and Recommendations for Postexposure Prophylaxis;MMWR May 15,1998/Vol.47/No.RR-7.

3.   Lê Thị Anh Thư (2010) “ Hiệu quả của chương trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp” tạp chí y học thực hành TPHCM tập 14 số 2.

4. Porche D and Franklin C. (1999); Management of  Occupational Exposures to HIV: Updated Guidelines for Postexposure Prophylaxis. Journal of the Association of Nurses in AIDS care Volume 10, Issue 1, January-February: 66-70

5.Trần Bồi Duy (2012) “ Hiệu quả theo dõi và điều trị phòng ngừa sau phơi nhiễm với máu và dịch tiết” Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, BV Chợ Rẫy.

 

 

 

 

 

return to top