✴️ Cây chuồn chuồn

Nội dung

Cây chuồn chuồn còn được biết đến với tên gọi khác là cây hoa sao nhái. Là loài có hoa đẹp nên người ta thường trồng cây chuồn chuồn làm cảnh. Ít người biết loài cây này còn có tác dụng làm thuốc chữa chứng tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm giúp mọc răng dễ dàng.

Cây chuồn chuồn

Cây chuồn chuồn còn được gọi là cây hoa sao nhái, đây là loài cây trồng làm đẹp phổ biến tại Việt Nam

  • Tên thường gọi: Cây sao nhái

  • Tên gọi khác: cây hoa sao nhái, cây hoa chuồn chuồn, hoa cúc chuồn chuồn

  • Tên khoa học: Cosmos

  • Họ:  Cosmos bipinnatus (họ Cúc)

Thông tin về cây chuồn chuồn

Cây chuồn chuồn được biết đến phổ biến hơn với tên gọi hoa sao nhái. Cây thuộc chi Cúc tây, bao gồm những loài cây nhiệt đới hằng niên có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Cây chuồn chuồn xuất hiện rất phổ biến tại khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu người ta tận dụng vẻ đẹp của cây chuồn chuồn để làm cảnh. Cây cũng được tìm thấy phổ biến ở Châu Mỹ và mọc hoang rộng rãi tại bang Florida và miền Nam nước Mỹ, ở phía Bắc cho tới Paraguay ở phía Nam. Nhiều loài trong chi này được giới thiệu đi khắp thế giới kể từ khi thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.

Cây chuồn chuồn thuộc loại cỏ dại, chúng dễ sinh sôi và phát triển thành đám rộng lớn. Hiện nay nhiều loài thuộc chi cúc tây cũng được xếp vào thực vật xâm lấn và là cỏ dại ở các vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc.

Tại Việt Nam, cây chuồn chuồn mọc phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại thành thị cây chuồn chuồn được trồng trong công viên hoăc trồng là cây đô thị, tại vùng ngoại ô hoặc miền quê, cây mọc dại trên ruộng, vườn, nương, rẩy… Ở một số nơi, có khi cây chuồn chuồn cũng được gọi là cây rau nhái cũng có nguồn gốc tương tự.

Mô tả cây chuồn chuồn

Cây chuồn chuồn

Cây chuồn chuồn có hoa vàng, cam, hồng hoặc tím và thuộc học Cúc

Cây chuồn chuồn thuộc loài cây thân thảo hằng niên, chúng dễ sinh sôi trong tự nhiên và đặc biệt thích nghi tốt với khi hậu nhiệt đới. Thông thường cây chuồn chuồn mọc hoang cặp theo bờ ruộng, trên vườn đất ẩm, trên nương, rẫy… đây cũng là loài cây  cạnh tranh mạnh trong quần thể cỏ dại hai lá mầm.

  • Thân: Cây chuồn chuồn là loài thân thảo mọc đứng, chiều cao biến động từ 0,3 – 2 m (có thể đến 3 m). Vỏ dọc thân cây có màu xanh nhạt , ở nhiều vị trí phớt tím, trơn láng hoặc có lông thưa.

  • Rễ: Cây chuồn chuồn là loài rễ trụ, có nhiều rể con, chúng mọc mạnh trong môi trường đất ẩm.

  • : Cây chuồn chuồn có lá kép 3 lần, mọc so le, gốc và cuống ây chuồn chuồn phát triển thành bẹ, cuống dài 1-7 cm. Chiều dài của lá kép 10-20 cm, lá chét mọc đối diện (bipinnate) và mỗi cuống chỉ có 1 lá chét ở đỉnh. Lá chét hình thon đỉnh nhọn đơn giản, gân lá hình lông chim, lá khi còn non hay lá già đều mềm.

  • Hoa: Hoa của cây chuồn chuồn mọc đơn độc hoặc từng cụm với vài hoa. Hoa kép mọc ở phần đỉnh của cây. Phía cụm hoa có hình đầu, trên cuống chung dài, mỗi cánh hoa là một mảnh đơn độc hay hợp thành thuỳ thưa. Lá bắc tổng bao dạng thuôn hình giáo nhọn đầu. Phía ngoài vòng hoa có cánh môi lớn, mỏng có gân và đỉnh chia răng không đều màu hồng phớt tím (đặc điểm giúp phân biệt các loài tương cận có hoa màu tím, màu vàng hay màu cam). Bông hoa ở giữa hình ống nhỏ, màu vàng. Hoa cây chuồn chuồn hay hoa sao nhái thường phát triển mạnh trong 1 tháng, mùa ra hoa trong các tháng 6-11.

  • Quả: Quả của cây chuồn chuồn dạng hạt bế thuôn có mỏ, mỗi hoa có 5-10 quả.

Cây chuồn chuồn sống và phát triển tốt ở môi trường đất cạn, ẩm và có sức cạnh tranh mạnh cùng các loài cỏ thân thảo hai lá mầm khác. Loài này có tính cạnh tranh yếu với các loài cỏ họ hòa thảo khác như cây cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ tranh, sậy… Cây chuồn chuồn là loài dễ trồng và cho sản lượng cao nếu bón phân và chăm sóc tốt.

Bộ phận dùng

Thân có lá – Herba Cosmoris.

Nơi sống và thu hái

Cây gốc ở Mêhico, được nhập trồng làm cảnh vì hoa đẹp.

Thành phần hóa học

Cây chuồn chuồn có thành phần hóa học rất đa dạng. Theo các tài liệu của Indonesia, Norazlina Mohamed et al nghiên cứu trong năm 2012. Phần lá cây rau nhái chứa 0,3% protein, 0.4% chất béo và carbohydrate. Trong lá cũng rất giàu lacsium và vitamin A. Thành phần của lá cây chuồn chuồn chứa đến 20 chất có tác dụng chống oxy hóa (AEAC) đã được xác định. Những chất chống oxy hóa chính là các protosianidin trong dimer như: hecsamer, axit neochlorogenic, cuersetin glycoside, axit chlorogenic, axit kripto-chlorogenic…

Trung bình trong 100 gram lá của cây chuồn chuồn chứa đến 2400 mg L-acid ascorbic (Vitamin C). Ngoài ta lượng carbohydrate, protein, muối khoáng và vitamin trong lá cây chuồn chuồn cao hơn hẳn so với bắp cải và nhiều loại rau thông dụng khác.

 

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta chủ yếu sử dụng cây chuồn chuồn nhằm mục đích làm đẹp cảnh quan. Tuy nhiên loài cây này cũng được đánh giá cao nhờ sự bổ dưỡng, nên một số nơi dùng cây chuồn chuồn như một loại rau ăn sống.  Tại Việt Nam, cụ thể là người dân trong khu vực ĐBSCL dùng thân non và lá của cây chuồn chuồn làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Món ăn này phổ biến được dùng kèm với món cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê.

Cây chuồn chuồn

Lá của cây chuồn chuồn thường được kết hợp cùng các loại rau khác dùng trong bữa ăn

Lá cây chuồn chuồn còn được dùng để ăn với bánh xèo, dùng làm nộm, bóp gỏi, hoặc làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẩu…Cây cũng được sử dụng làm thuốc nhưng không phổ biến. Tại một số khu vực của Cộng hoà Trung Phi, nước hãm thân cây chuồn chuồn thường được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh. Người ta cũng dùng cây nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng.

Theo Đông y

Lá của cây chuồn chuồn được dùng làm dược liệu trong Đông Y. Người Malaysia, Indonesia và Philippines rất thích ăn lá cây chuồn chuồn vì họ cho rằng nó có lợi cho sức khỏe. Trong một số bài thuốc dân gian được lưu truyền tại nước này cho rằng cây Rau nhái có tác dụng lọc sạch và làm tăng lượng máu. Đồng thời cây cũng được dùng để giải độc và bồi dưỡng xương.

Trong các tài liệu y học dân gian Indonesia, người ta ghi nhận cây chuồn chuồn được dùng để làm thuốc bổ máu. Dùng dược liệu khô hoặc tươi giúp trị các cơn co thắt tử cung và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sốt và ho. Ngoài ra người dân tại quốc gia này cho rằng việc duy trì thói quen ăn lá rau nhái trong nhân dân để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, đặc biệt là đối tượng nữ giới đã qua thời kỳ mãn kinh.

Theo tây y

Các nghiên cứu tại Indonesia đã chứng minh cây chuồn chuồn có trên 20 hóa chất chống oxy hóa khác nhau. Các chất chiết xuất từ ​​cây chuồn chuồn cũng trở thành một nguồn hất tuyệt vời của chất chống oxy hóa và chống lão hóa. Trung bình trong100 gam lá cây chuồn chuồn có chứa 2400 mg L-ascorbic acid (Vitamin C), với tác dụng tương đương chất chống oxy hóa (AEAC).

Ngoài ra những chất chống oxy hóa tổng hợp nhân tạo như butylated hydroxytoluene (BHT) và butylated hydroxyanisole (BHA) có trong cây chuồn chuồn cũng có giá trị y học nhất định. Mặc dù đã được xử dụng trong y tế nhưng nếu không dùng đúng cách vẫn có thể mang lại những tác dụng tiêu cực. Các nghiên cứu về loài cây này vẫn được thực hiện nhằm mục đích điều chế thuốc chữa bệnh tim từ nguồn dược liệu lành tính tự nhiên.

Dùng dịch chiết lá cây chuồn chuồn với liều lượng 500 mg/kg (ở mức an toàn) để điều trị bệnh loãng xương. Hoặc bổ sung dịch chiết lá cây chuồn chuồn 500 mg/kg với Canci và Vitamin E trong điều trị bệnh loãng xương. Những phương pháp này chỉ mới được nghiên cứu và chưa áp dụng trong y học.

Cây chuồn chuồn hiện nay chỉ được trồng làm đẹp cảnh quan là chủ yếu. Hiện vẫn chưa có thông tin về trường hợp ngộ độc khi ăn lá cây chuồn chuồn. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng cây chuồn chuồn để chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn an toàn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top