Bệnh tim mạch là thuật ngữ dùng chung cho nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau và tốt nhất hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần thay đổi chế độ ăn để giảm lượng Cholesterol, hay bạn bị huyết áp cao, hoặc cần có một chế độ ăn đặc biệt, ví dụ như là bệnh tiểu đường.
Theo Tổ chức tim mạch Anh, bệnh tim có thể phòng ngừa và điều trị được. Những thực phẩm mà chúng ta sử dụng có thể giảm nguy cơ bệnh mạch vành cũng như bệnh tim mạch và những thay đổi nhỏ cũng có thể có một tác động đáng kể.
Hãy thay đổi chế độ ăn của bạn để có một trái tim khỏe mạnh
Hãy thay đổi những chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa, thay vì bơ và sữa giàu chất béo, bạn hãy sử dụng loại sữa ít chất béo và dầu thực vật, để cải thiện chất lượng chất béo mà bạn đang sử dụng.
Theo khuyến nghị của hiệp hội Đái tháo đường Anh, những chất béo bão hòa làm tăng Cholesterol xấu (LDL) trong máu. Những chất béo này sẽ đặc lại ở nhiệt độ phòng như là bơ, mỡ lợn, chất béo từ các sản phẩm sữa và động vật. Những sản phẩm giàu chất béo bão hòa nếu chứa trên 5g/ 100g. Nên chuyển sang sử dụng các chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương.
Theo hướng dẫn, chỉ nên sử dụng 1 muỗng dầu cho mỗi người, mỗi món ăn. Định lượng việc sử dụng là quan trọng vì những chất béo tốt thì vẫn cung cấp nhiều năng lượng, nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân.
Nếu bạn liên tục ăn bánh mì kẹp thịt và pizza thì bạn cần phải thay đổi khá quyết liệt, nhưng nếu bạn thường ăn một chế độ ăn uống tương đối cân bằng thì chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ cũng có thể mang lại sự khác biệt.
Theo Tracy, những thay đổi nhỏ có thể giúp bạn như lấy hết chất béo có thể nhìn thấy ở thịt lợn và thịt xông khói, bỏ da gà.
Dầu cá như là cá hồi, cá thu là những nguồn cung cấp nhiều Omega-3. Omega-3 giúp làm giảm lượng Triglycerid trong máu.
Nhìn chung, khẩu phần ăn của bạn hàng ngày cần 5 phần trái cây. 2/3 số người không chú ý đến nó, nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy ăn trái cây và rau quả có thể giúp giảm bệnh tim.
Ăn quá nhiều natri có trong muối có thể gây tăng huyết áp, để tránh bổ sung thêm muối vào thức ăn, hãy chọn những đồ ăn nhẹ không ướp muối, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị như một sự thay thế.
Những thực phẩm được coi là có hàm lượng muối cao nếu chứa trên 1,5g/ 100g.
Không chỉ có muối chúng ta thêm vào khi nấu ăn mà những thực phẩm đóng hộp chúng ta mua từ siêu thị cũng chứa một lượng muối nhất định. Một số loại ngũ cốc, bánh nướng hoặc đồ ăn sẵn cũng chứa một chút muối.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh