ỨNG DỤNG EVAC XỬ TRÍ ÁP XE VÙNG CHẬU DO XÌ MIỆNG NỐI ĐẠI TRÀNG ỐNG HẬU MÔN SAU MỔ UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP

Nội dung

Tác giả: Lê Huy Lưu, Lê Ngọc Trung,  Phan Lê Anh Minh,

 Huỳnh Quang Nghệ, Trần Quang Đại, Đào Văn Cam

TÓM TẮT

Giới thiệu: Xì miệng nối là một trong các biến chứng nặng sau phẫu thuật đại trực tràng. Đây là nỗi ám ảnh của các phẫu thuật viên, thường đòi hỏi phải can thiệp lại, kéo dài thời gian nằm viện, gia tăng gánh nặng về kinh tế, ảnh hưởng chất lượng sống và thậm chí đe doạ tính mạng người bệnh. Dẫn lưu kín với hỗ trợ hút chân không (VAC: Vacuum-assisted closure) đã được sử dụng để điều trị xì rò đường tiêu hóa cũng như đã được thiết kế và sử dụng cho xì miệng nối trực tràng sau mổ tuy nhiên hạn chế là giá thành còn cao và khó tiếp cận. Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi mô tả kỹ thuật sử dụng một hệ thống VAC tự thiết kế thủ công đơn giản với các công cụ và vật liệu sẵn có trong phòng mổ thông thường và báo cáo một trường hợp xì miệng nối với ổ áp xe phức tạp ở vùng hậu môn trực tràng đã điều trị thành công với kỹ thuật này.

Phương pháp: Mô tả kỹ thuật. Báo cáo ca lâm sàng.

Bàn luận: Bài viết bàn luận sâu hơn về phương pháp thực hiện, lợi ích và hạn chế của kỹ thuật.

Kết luận: Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp cải tiến về chi phí-lợi ích, có thể dễ dàng chuẩn bị trong phòng mổ nhằm điều trị xì miệng nối trực tràng. Mặc dù chúng tôi đã đánh giá mối tương quan giữa nhiều đặc điểm khác nhau của bệnh nhân và khả năng đáp ứng với phương pháp này, nhưng các thử nghiệm trong tương lai là cần thiết để đạt được kết luận đáng tin cậy hơn.

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp cải tiến về chi phí-lợi ích, có thể dễ dàng chuẩn bị trong phòng mổ. Mặc dù chúng tôi đã đánh giá mối tương quan giữa nhiều đặc điểm khác nhau của bệnh nhân và khả năng đáp ứng với phương pháp này, nhưng các thử nghiệm trong tương lai là cần thiết để đạt được kết luận đáng tin cậy hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Matthiessen P, Hallböök O, Andersson M, Rutegård J, Sjödahl R. Risk factors for anastomotic leakage after anterior resection of the rectum. Colorectal Dis. 2004;6(6):462-469. doi:10.1111/j.1463 1318.2004.00657.x
  2. Buchs NC, Gervaz P, Secic M, Bucher P, Mugnier-Konrad B, Morel P. Incidence, consequences, and risk factors for anastomotic dehiscence after colorectal surgery: a prospective monocentric study. Int J Colorectal Dis. 2008;23(3):265-270. doi:10.1007/s00384-007-0399-3
  3. Nagell CF, Holte K. Treatment of anastomotic leakage after rectal resection with transrectal vacuum-assisted drainage (VAC). A method for rapid control of pelvic sepsis and healing. Int J Colorectal Dis. 2006;21(7):657-660. doi:10.1007/s00384-005-0083-4
  4. Weidenhagen R, Gruetzner KU, Wiecken T, Spelsberg F, Jauch KW. Endoscopic vacuum-assisted closure of anastomotic leakage following anterior resection of the rectum: a new method. Surg Endosc. 2008;22(8):1818-1825. doi:10.1007/s00464-007-9706-x
  5. Mees ST, Palmes D, Mennigen R, Senninger N, Haier J, Bruewer M. Endo-vacuum assisted closure treatment for rectal anastomotic insufficiency. Dis Colon Rectum. 2008;51(4):404-410. doi:10.1007/s10350-007-9141-z
  6. Veloso, N., et al., End Nagell CF, Holte K. Treatment of anastomotic leakage after rectal resection with transrectal vacuum-assisted drainage (VAC). A method for rapid control of pelvic sepsis and healing. Int J Colorectal Dis. 2006;21(7):657-660. doi:10.1007/s00384-005-0083-4o-SPONGE® treatment for anastomotic leakage after colorectal surgery. GE Jornal Português de Gastrenterologia, 2013. 20(3): p. 132-135.
  7. Riss, S., et al., Recurrent abscess after primary successful endo-sponge treatment of anastomotic leakage following rectal surgery. World Journal of Gastroenterology: WJG, 2010. 16(36): p. 4570.
  8. van Koperen, P.J., et al., The Dutch multicenter experience of the endo-sponge treatment for anastomotic leakage after colorectal surgery. Surg Endosc, 2009. 23(6): p. 1379-83.
return to top