✴️ Sỏi thận là gì? Sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Nội dung

Sỏi thận là bệnh lý nguy hiểm liên quan tới nhiều biến chứng xảy ra đối với sức khỏe con người. Kích thước sỏi thận càng lớn thì càng nguy hiểm với bệnh nhân. Thậm chí, có những trường hợp sỏi thận, bác sĩ phải chỉ định mổ gấp không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy, sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

 

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận được hình thành từ các hạt đá tinh thể. Những hạt này được kết tinh lại khi lượng nước tiểu chứa nồng độ khoáng chất cao (đặc biệt là canxi và acid uric). Những hạt tinh thể có thể tự đào thải ra bên ngoài theo đường nước tiểu nhưng cũng có trường hợp chúng kết tụ lại và trở thành sỏi, mắc lại ở trong đài bể thận hoặc niệu quả. Nếu để lâu ngày, kích thước sỏi sẽ càng lớn hơn.

Khi các viên sỏi không thể đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ gây tắc nghẽn thận, đường niệu quản dẫn tới tắc đường dẫn nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đau quặn thận, viêm thận, suy thận…

Sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ - Khái niệm sỏi thận

Hình ảnh mô tả sỏi thận trong hệ tiết niệu

 

Cơn đau quặn thận là dấu hiệu ban đầu khi trong đài bể thận hoặc niệu quản có sỏi. Nguyên nhân là do sỏi làm tắc đường chảy của nước tiểu sinh ra đau nhức. Tình trạng này sẽ khiến cho chức năng thận suy giảm và gặp phải nhiều triệu chứng khác như đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt… Một vài trường hợp, người bệnh có thể bị buồn nôn kèm theo sốt cao.

 

2. Sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Theo định nghĩa y khoa, kích thước sỏi thận là đường kính lớn nhất đo được của viên sỏi. Vậy cụ thể sỏi thận kích thước bao nhiêu thì phải mổ?

Sỏi thận khi mới hình thành, kích thước còn nhỏ, sỏi chưa gây triệu chứng và các biến chứng, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 năm. Giai đoạn này chưa có các triệu chứng hay triệu chứng rất mờ nhạt, người bệnh thường không để ý. Nếu phát hiện và điều trị nội khoa (uống thuốc) có hiệu quả đến 80%, nhưng thuốc chỉ kìm hãm sự phát triển của sỏi, không thể sạch tận gốc và dùng liên tục còn có thể làm tăng áp lực giải độc cho gan.

Tuy nhiên, có những trường hợp sỏi có kích thước dù chưa lớn, nhưng đã có hình thái bất thường, nhiều cạnh sắc nhọn dễ làm xước thận, bàng quang và gây đau đớn cho người bệnh. Lúc này, bác sĩ có thể xem xét tình hình và chỉ định can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa.

Trước đây, để có thể tiếp cận với sỏi, bác sĩ sẽ phải mổ mở để lấy sỏi. Cách này tuy đơn giản nhưng người bệnh rất đau đớn, có sẹo xấu, mất nhiều thời gian để phục hồi.

Hiện tại, có thể tán sỏi thận bằng các phương pháp: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi qua da, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser. Đây là những phương pháp tân tiến nhất trong điều trị sỏi hiện nay, giúp người bệnh có thể sạch sỏi nhanh chóng, hạn chế xâm lấn, ít đau, êm ái và an toàn.

 

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh sỏi thận nếu không được phát hiện sớm, để kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng sau:

Nhiễm trùng đường tiểu: sỏi di chuyển gây cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lan tỏa ở vùng hông và thắt lưng, tiểu ra máu… dẫn đến nguy cơ niêm mạc phù nề, sưng viêm là điều kiện giúp vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường niệu.

Tắc đường tiểu: làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường niệu, kể cả đài thận.

Ứ nước: thận ứ nước dễ chuyển thành ứ mủ làm hủy hoại nhu mô thận, gây suy thận cấp hoặc mạn tính.

Suy thận cấp: nhiễm khuẩn nặng dẫn đến những những hậu quả nghiêm trọng như suy thận, thậm chí có thể phải cắt bỏ thận nếu thận mủ toàn diện.

Suy thận mạn: khi bị sỏi thận, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần mô thận, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc này, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Vỡ thận: rất hiếm gặp, xảy ra khi thận bị ứ nước, vách thận mỏng.

 

4. Chẩn đoán sỏi thận như thế nào?

Để chẩn đoán sỏi thận, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm gồm: nước tiểu, sinh hóa máu, siêu âm, chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị… tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.

 

5. Điều trị sỏi thận như thế nào?

Có thể thấy, kích thước của sỏi thận có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sỏi thận. Kích thước sỏi thận càng lớn thì mức độ ảnh hưởng càng cao. Do đó, người bệnh cần có các giải pháp khắc phục tình trạng bệnh từ sớm để vừa giảm chi phí, thời gian điều trị, lại vừa giảm những nguy cơ biến chứng và nguy hiểm khi phải phẫu thuật.

Vì thế, khi sỏi có kích thước từ 2mm trở lên, bạn phải có phác đồ điều trị chuyên sâu ngay, tránh kéo dài tình trạng bệnh rồi phải chịu những hậu quả đáng tiếc.

Một số phương pháp tán sỏi tiên tiến, hiện đại được chỉ định trong điều trị bệnh sỏi thận hiện nay:

5.1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng < 2cm.

5.2. Tán sỏi thận qua da

Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm – 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới > 2cm.

5.3. Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Là kỹ thuật được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi… Kỹ thuật này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể ra viện sau 1 – 2 ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top