Điều trị bướu giáp nhân như thế nào?

Nội dung

 

1. Điều trị bướu giáp đa nhân

  • Điều trị bằng hormone tuyến giáp. Thuốc thường dùng là levothyroxi Phương pháp này giúp giảm kích thước tuyến giáp nhưng còn đang tranh cãi do có tác dụng phụ tới hệ tim mạch, gây loãng xương…
  • Phẫu thuật khi bướu giáp phát triển nhanh, nghi ngờ ác tính. Bướu giáp to gây khó thở, nói khàn,…Chảy máu trong nhân giáp gây đau.
  • Điều trị bằng phóng xạ cho những bệnh nhân bị tái phát sau phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật.

 

2. Điều trị bướu giáp đơn nhân lành tính

  • Chọc hút keo trong nhân.
  • Phẫu thuật khi nhân quá lớn, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
  • Điều trị bằng tiêm cồn dưới da với các nang tuyến giáp cho kết quả tốt, làm giảm kích thước nang.
  • Kết hợp điều trị bằng hormone nếu chức năng tuyến giáp bị rối loạn.

 

3. Điều trị bướu giáp ác tính hoặc nghi ngờ ác tính

  • Nếu bướu giáp ác tính (ung thư tuyến giáp) cần phẫu thuật tuyến giáp và nạo vét các hạch di căn nếu có.
  • Nếu nghi ngờ ác tính, nên chọc hút tuyến giáp nhiều lần. Cân nhắc phẫu thuật với những người có nguy cơ ung thư tuyến giáp cao.
  • Kết hợp điều trị bằng hormone tuyến giáp, điều trị phóng xạ sau phẫu thuật.

 

4. Bướu giáp nhân không sờ thấy

Có những trường hợp bướu giáp nhân không sờ thấy được. Các bướu giáp này được phát hiện nhờ vào xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

Nếu kích thước bướu nhỏ hơn 1,5cm và không gây triệu chứng nào thì có thể không điều trị.

 

5. Dinh dưỡng cho người bị bướu giáp nhân

5.1. Người bị bướu tuyến giáp nên ăn gì?

  • Bổ sung I-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, bằng cách dùng muối I-ốt, nước mắm I-ốt. I-ốt sẽ bị thăng hoa trong quá trình đun nấu. Nên muốn bổ sung I-ốt hiệu quả thì hãy dùng các gia vị này để chấm.
  • Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích,thịt hộp có sử dụng muối nhưng có thể không chứa I-ốt. Chỉ những loại thực phẩm có ghi rõ I-ốt trong thành phần mới có chứa I-ốt.
  • Các loại rong biển, tảo biển cũng là nguồn cung cấp I-ốt dồi dào mà người bị bướu giáp nên ăn. Nhưng bạn không nên uống các loại thực phẩm chức năng dạng viên tảo biển, viên rong biển bổ sung I-ốt vì có thể bị quá liều I-ốt, gây ngộ độc.
  • Người bị bướu giáp cũng nên ăn đầy đủ dinh dưỡng từ thịt cá, rau củ. Không nên kiêng khem quá mức, trừ những loại thực phẩm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp dưới đây.

5.2. Người bị bướu tuyến giáp kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp hoặc làm giảm tác dụng của thuốc mà người bị bướu giáp nên tránh là:

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành có chất làm giảm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp.
  • Sữa động vật, sữa chua, phô mai có nhiều canxi làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
  • Một số loại rau củ: sắn, rau su su, họ cải như bắp cải, củ cải,…làm giảm hấp thu I-ốt, người bệnh nên hạn chế ăn.
return to top