Khâu nối mạch máu tận-tận:
Khâu nối tận – tận những mạch máu lớn có đường kính ngang nhau (≥ 8mm ).
Nếu như cả hai đoạn có thể di động được, một kỹ thuật đơn giản là chia việc khâu nối thành hai mặt trước và sau bởi hai mũi khâu đánh dấu đối xứng nhau. Tiến hành khâu nối mặt trước đầu tiên sau đó lật 1800 tiếp tục khâu nối mặt sau. Một cải biên của kỹ thuật này là khâu 3 mũi đánh dấu đều nhau trên chu vi mạch máu sau đó tiến hành khâu vắt liên tục giữa các mũi khâu, kỹ thuật này được mô tả lần đầu tiên bởi Alexis Carrel. Phương cách này làm cho mặt phẳng khâu nối của hai mạch máu bớt gồ ghề đặc biệt khi khâu nối hai mạch máu lớn ngang nhau nhưng có đường kính khác nhau.
Khâu nối tận – tận những mạch máu nhỏ có đường kính ngang nhau (≤ 6 mm )
Khi khâu nối tận – tận những mạch máu có đường kính nhỏ chúng ta cần phải vạt chéo góc mạch máu để đảm bảo lòng mạch máu không bị hẹp khi khâu nối. Đầu tiên chúng ta khâu một mũi đánh dấu ở mặt dưới, sau đó đi dần về mỗi phía để lên mặt trên của diện khâu. Tiếp đó, chúng ta khâu mũi đánh dấu thứ hai ở mặt trên cũng đi xuống dần về mỗi phía đễ tiếp nối với mũi khâu đầu.
Khâu nối mạch máu có đường kính nhỏ tận-tận
Khâu nối mạch máu tận-bên
Kỹ thuật này thường được sử dụng trong các phẫu thuật chuyển ghép vạt da tự do, tạo dò động – tĩnh mạch trong chạy thận nhân tạo hoặc khi nối các mạch máu có kích thước khác xa nhau.
Về phương diện hình học, kỹ thuật này phụ thuộc nhiều vào đường kính mạch máu và chiều dài của diện khâu nối. Chiều dài của diện khâu có thể thay đổi từ 1 – 2 cm, một số phẫu thuật viên đề nghị rằng chiều dài của diện khâu nên gấp đôi đường kính mạch máu đến thông nối, một số khác lại cho rằng chiều dài diện khâu có thể lớn hơn 2 cm hoặc chí ít thì gấp 2 – 4 lần đường kính của mạch máu đến thông nối.
Khâu nối bằng 2 đường khâu vắt tức 2 “hemi-surjet” là thông dụng, nhanh chóng và dễ thực hiện nhất.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh