1. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh có tác dụng hỗ trợ tìm phương pháp điều trị thích hợp. Bởi ứng với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Virus là nguyên nhân chính gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp trên, sau đó nếu không được điều trị cộng với sức đề kháng của trẻ yếu thì virus có thể lây xuống cuống phổi làm cho khí quản sưng, tấy đỏ và tiết dịch nhầy trong phổi gây kích thích.
Ngoài ra, còn có thể do nguyên nhân hít phải bụi bẩn, hơi độc hay khói thuốc lá và bụi bẩn.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ vị viêm phế quản
Thông thường, khi mắc bệnh, các nang phế quản nhỏ của trẻ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch dẫn tới đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.
Trẻ xuất hiện triệu chứng ho, chảy nước mũi nhiều và sốt cao. Ho có thể xuất hiện ngày càng nhiều, khó thở và thở rít, ở những trường hợp bệnh nặng trẻ bị tím tái, cơn thở bị co kéo khó khăn và thậm chí có thể ngừng thở. Những triệu chứng của bệnh tương tự hen suyễn, bệnh có thể diễn tiến trong khoảng 1-2 tuần, trường hợp nếu trẻ được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn, nếu không bệnh sẽ kéo dài vài tuần.
3. Phương pháp phòng và điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ
Hệ hô hấp của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó trẻ rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng chăm sóc giúp trẻ nâng cao thể trạng, từ đó phòng ngừa bệnh.
Nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
Vì viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ thường diễn tiến rất nhanh, vì vậy nếu thấy trẻ có các dấu hiệu khó thở, tím tái, bú kém cần đưa trẻ đi khám ngay.
Chú ý trong chăm sóc trẻ, loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ như khói bụi, khí độc, khói thuốc lá,…
Nên nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý cho trẻ mỗi ngày.
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt trong mùa lạnh.
Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh