✴️ Dấu hiệu nhận biết giãn phế quản thường gặp

Nội dung

Dấu hiệu nhận biết giãn phế quản

Theo các chuyên gia y tế, khi bị giãn phế quản người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

Khạc đờm: 80% trường hợp giãn phế quản bệnh nhân có khạc đờm với đặc điểm: khạc nhiều nhất vào buổi sáng hoặc đều trong ngày, số lượng nhiều, tăng lên trong đợt cấp.

Dấu hiệu nhận biết giãn phế quản thường gặp là ho, khạc đờm, ho, khó thở và đau tức ngực

Dấu hiệu nhận biết giãn phế quản thường gặp là ho, khạc đờm, ho, khó thở và đau tức ngực

Ho là triệu chứng kèm theo lúc khạc đờm. Ho ra máu gặp khoảng 8% trường hợp, tia máu màu đỏ khi đang có đợt viêm hay ho ra máu với số lượng nhiều, màu đỏ chói nếu bị biến chứng chảy máu.

Khó thở là triệu chứng ít gặp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân giãn phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn suy hô hấp mạn.

Ngoài ra khi bị giãn phế quản, người bệnh còn có biểu hiện sốt vừa hoặc sốt cao, đau ngực

Giãn phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra nên người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh

Giãn phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra nên người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh

 

Biến chứng thường gặp

Một vài trường hợp không phát hiện sớm giãn phế quản hoặc tự ý dùng thuốc hỗ trợ điều trị đã khiến bệnh tiến triển nặng hơn, xuất hiện các biến chứng.

Bệnh nhân bị giãn phế quản nhẹ thì các đợt bội nhiễm xảy ra không thường xuyên, bệnh chỉ giới hạn một vùng, không lan ra chủ mô phổi, không bị suy hô hấp.

Ở thể nặng, các đợt nhiễm khuẩn xảy ra thường xuyên, phải sử dụng kháng sinh hỗ trợ điều trị, sau nhiều năm tiến triển sẽ xuất hiện suy hô hấp mạn và tâm phế mạn.

Biến chứng thường gặp là viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, áp-xe não, bệnh xương khớp phì đại do phổi, hay gặp biến chứng ho ra máu, có thể đờm dính máu hoặc nặng hơn là ho ra toàn máu, số lượng nhiều.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn phế quản có thể xảy ra, người bệnh cần đi khám để được tư vấn phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp.

 

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ bệnh giãn phế quản

Hiện nay phương pháp hỗ trợ điều trị giãn phế quản chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, người ta cũng áp dụng nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi giãn phế quản cục bộ một bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, hỗ trợ điều trị bằng phương pháp nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để hỗ trợ điều trị giãn phế quản.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top