✴️ Những thắc mắc thường gặp về viêm phổi

Nội dung

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp. Là tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng), Phổi bị viêm chủ yếu ảnh hưởng đến các phế nang..

 

Nguyên nhân nào gây viêm phổi?

Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.

Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng.

Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới viêm phổi là do người bệnh hít phải các chất hóa học hay vi trùng từ không khí đi qua miệng, dạ dày vào phổi.
Những người nghiện rượu, người sử dụng quá nhiều các loại thuốc, người có hệ miễn dịch suy giảm, những người đã bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm họng… dễ mắc viêm phổi hơn các đối tượng khác.

 

Viêm phổi thường gây ra triệu chứng gì?

Khi bị viêm phổi, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Thở nhanh thất thường
  • Thở khò khè
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Giảm hoạt động
  • Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)

Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

 

Bệnh có gây biến chứng gì không?

Nếu được phát hiện sớm và thực hiện điều trị đúng cách, triệt để, người bệnh có thể bình phục hoàn toàn và không để lại di chứng gì. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh viêm phổi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu, viêm phổi sẽ gây biến chứng nguy hiểm

Nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh ngay từ giai đoạn đầu, viêm phổi sẽ gây biến chứng nguy hiểm

  • Viêm màng não
  • Nhiễm trùng máu
  • Tràn mủ màng phổi
  • Tràn dịch màng tim, trụy tim
  • Suy hô hấp cấp, viêm nội tâm mạc cấp tính, viêm khớp hoặc tình trạng nước não tủy chứa nhiều phế cầu, sốc nhiễm trùng…

 

Bệnh viêm phổi thường kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm phổi có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào việc bệnh có được điều trị kịp thời và thích hợp hay không, sức đề kháng của bệnh nhân và bệnh nhân có những bệnh gì khác hay không.
Sau khi hết viêm phổi, thời gian để hồi sức như trước khi bị viêm phổi cũng có thể kéo dài từ một tuần đến vài tuần.

 

Điều trị viêm phổi như thế nào?
Bệnh viêm phổi hoàn toàn có thể kiểm soát và chữa trị dứt điểm được nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu.
Điều trị viêm phổi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Phải dùng kháng sinh như: penixilin, sunphamit . Trường hợp nặng: Tiêm penixilin procain. Tiến hành hạ nhiệt và giảm đau bằng cách dùng aspirin, axetaminophen.
Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh viêm phổi cần tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Hô hấp để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

 

Bệnh nhân bị viêm phổi nên và không nên ăn gì?
Khi bị viêm phổi, người bệnh nên ăn các loại thức ăn thanh đạm, giàu dinh dưỡng. Đối với những người mới bị sốt ở giai đoạn đầu thì nên chọn các món ăn loãng, nhuyễn như cháo, súp, rau chín nhừ hoặc nước ép các loại hoa quả tươi như cam, lê, quả tỳ bà,…
Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay gây kích thích, rượu, bia và những thực phẩm đông lạnh. Bởi những loại thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn tới tình trạng ho có đờm tăng lên, nặng hơn kèm các biến chứng nguy hiểm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top