✴️ Bệnh tiểu đường có di truyền không? Sàng lọc bệnh tiểu đường bằng cách nào?

Nội dung

1. Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Bệnh tiểu đường có di truyền không? Nguy cơ di truyền là bao nhiêu?

Không giống như một số đặc điểm, bệnh tiểu đường dường như không di truyền theo một kiểu đơn giản. Một số người sinh ra có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người khác tuy nhiên chỉ gen thôi là chưa đủ.

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có những nguyên nhân khác nhau. Trong đó di truyền và môi trường là 2 nhân tố quan trọng. Bạn thừa hưởng một hoặc một số gen có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Sau đó một yếu tố nào đó trong môi trường sẽ kích hoạt nó gây bệnh.

1.1 Nguy cơ di truyền của tiểu đường tuýp 1

  • Nếu người bố mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tỷ lệ con phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 là 1/17. 
  • Nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 và sinh con trước 25 tuổi, nguy cơ con mắc bệnh là 1/25. Và nếu con bạn sinh sau khi bạn 25 tuổi, nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ là 1/100.
  • Nếu người mẹ mắc bệnh trước 11 tuổi thì nguy cơ con bị tiểu đường type 1 sẽ tăng gấp đôi, tức là 2/25. 
  • Nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, nguy cơ con bị bệnh sẽ dao động từ 1/10 đến 1/4.
  • Có 1 trường hợp ngoại lệ. Trong 7 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có 1 người mắc hội chứng tự miễn đa tuyến tuýp 2. Ngoài bệnh tiểu đường, nhóm đối tượng này còn mắc kèm một số bệnh lý khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận hoạt động kém, rối loạn miễn dịch. Những người này sinh con thì nguy cơ người con bị tiểu đường tuýp 1 là 50%. 

1.2 Nguy cơ di truyền của tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường loại 2 có mối liên hệ chặt chẽ với tiền sử gia đình hơn tuýp 1. Các nghiên cứu về các cặp song sinh đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Các cặp song sinh cùng trứng có gen giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi một người mắc bệnh tiểu đường loại 1, thì nguy cơ người còn lại mắc bệnh tối đa là 1/2. Trong khi đó, nếu một người trong cặp song sinh mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì nguy cơ của người kia cao nhất là 3/4.

Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, lối sống. Ví dụ như các thành viên trong cùng 1 gia đình có cùng thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thì sẽ có cùng nguy cơ phát triển thừa cân, béo phì và kéo theo tiểu đường tuýp 2. 

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2, rất khó xác định liệu bệnh tiểu đường của bạn là do lối sống hay di truyền. Nhiều khả năng là do cả hai. Theo báo cáo từ hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường type 2 nếu bố mẹ bị mắc là:

  • 75% nếu cả bố và mẹ đều mắc tiểu đường type 2. 
  • Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường type 2, tỷ lệ bố mẹ di truyền sang con là 14% nếu thời điểm sinh con dưới 50 tuổi
  • Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường type 2 sau 50 tuổi thì nguy cơ con bị bệnh gần 8%. 

Như vậy với câu hỏi “Bệnh tiểu đường có di truyền không?”, có thể nói rằng tiểu đường có tính di truyền và có tỷ lệ % nhất định liên quan đến di truyền. Vậy làm thế nào để sàng lọc bệnh tiểu đường nếu như trong gia đình có người mắc bệnh.

2. Sàng lọc bệnh tiểu đường như thế nào? 

Có mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường với 1 số gen

2.1 Sàng lọc bệnh tiểu đường type 1

Các nhà nghiên cứu đang học cách dự đoán tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của một người. Ví dụ, hầu hết người da trắng mắc bệnh tiểu đường type 1 có gen gọi là HLA-DR3 hoặc HLA-DR4. Nếu bạn và con bạn là người da trắng và có chung những gen này, nguy cơ mắc bệnh của con bạn sẽ cao hơn. 

Gen HLA-DR7 có thể khiến người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc tiểu đường type 1 cao hơn 

Gen HLA-DR9 có thể khiến người Nhật có rủi ro cao hơn mắc tiểu đường type 1

Các xét nghiệm khác cũng có thể làm giúp xác định nguy cơ tiểu đường type 1 rõ ràng hơn. Một bài kiểm tra đặc biệt cho biết cơ thể phản ứng với glucose như thế nào có thể cho biết trẻ em ở độ tuổi đi học nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Một xét nghiệm khác đắt tiền hơn có thể được thực hiện đối với trẻ em có anh chị em mắc bệnh tiểu đường loại 1. Xét nghiệm này đo lường các kháng thể đối với insulin, đối với các tế bào đảo nhỏ trong tuyến tụy hoặc đối với một loại enzyme được gọi là axit glutamic decarboxylase. Mức độ cao có thể chỉ ra rằng một đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cao hơn.

Sàng lọc bệnh tiểu đường dựa vào gen 

2.2 Sàng lọc bệnh tiểu đường type 2

Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên kết giữa một số đột biến gen với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Không phải ai mang đột biến gen cũng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người mắc bệnh tiểu đường có một hoặc nhiều Còn gặp nhiều khó khăn đột biến này.

Các nghiên cứu về các cặp song sinh cho thấy bệnh tiểu đường loại 2 có thể liên quan đến di truyền. Cho đến nay, nhiều đột biến đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Sự đóng góp của mỗi gen nói chung là nhỏ. Tuy nhiên, việc có thêm 1 đột biến gen có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 của bạn.

  • Trình tự gen TCF7L2: ảnh hưởng đến bài tiết insulin và sản xuất glucose
  • Trình tự gen ABCC8: giúp điều chỉnh insulin
  • CAPN10: có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở người Mỹ gốc Mexico
  • GLUT2: giúp vận chuyển glucose vào tuyến tụy
  • GCGR: gen liên quan đến hormone glucagon tham gia vào quá trình điều hòa glucose

Việc sàng lọc nguy cơ mắc tiểu đường type 2 dựa vào gen còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy thông thường, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được dự đoán dựa vào: huyết áp cao, tiền sử gia đình, chỉ số khối cơ thể, tiền sử tiểu đường thai kỳ, tăng cholesterol và nồng độ triglyceride máu.

Hy vọng rằng bài viết bệnh tiểu đường có di truyền không đã giúp bạn hiểu rõ hơn vì khả năng di truyền của bệnh tiểu đường. Đừng quá lo lắng nếu như trong gia đình bạn có người mắc tiểu đường bởi nếu như là tiểu đường type 1 thì tỷ lệ di truyền khá thấp. Còn với tiểu đường type 2 thì bạn có thể phòng tránh bằng một lối sống tích cực vận động và dinh dưỡng khoa học.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top