ĐẠI CƯƠNG
Áp xe tuyến giáp ít gặp, tỉ lệ chiếm khoảng 1-2% trong các bệnh tuyến giáp.
Áp xe tuyến giáp có thể ở một tuyến giáp đang bình thường hoặc trên cơ sở tuyến giáp có bướu.
Chẩn đoán:
Hội chứng nhiễm trùng
Tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau vùng tuyến giáp, khó nuốt
Cận lâm sàng: bạch cầu trung tính tăng, lắng máu tăng. Xét nghiệm Hormon giai đoạn đầu có tình trạng cường chức năng tuyến giáp, về sau có thể suy chức năng.
Siêu âm tuyến giáp có ổ trống âm
CHỈ ĐỊNH
Giai đoạn hóa mủ
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Giai đoạn đầu viêm chưa hóa mủ
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
1 Bác sĩ làm thủ thuật
1 Bác sĩ gây mê
1 Bác sĩ phụ mổ
1 điều dưỡng dụng cụ
Phương tiện
Lidocain 1% gây tê tại chỗ
Dao mổ thường
Bộ dụng cụ tiểu phẫu
Người bệnh
Cho an thần và giải thích cho người bệnh trước khi làm thủ thuật.
Hồ sơ bệnh án:
Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Tư thế người bệnh
Nằm ngửa
Hai tay để xuôi theo thân mình
Cổ ưỡn
Độn gối dưới 2 vai
Các bước tiến hành
Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1%. Sau đó lấy dao mổ rạch tại chỗ áp xe vào ổ mủ, có thể dùng pince tách rộng và hút mủ ra.
Làm sạch ổ áp xe bằng dung dịch betadin 1% và oxy già.
Có thể đặt dẫn lưu tại chỗ.
Băng vết thương lại.
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ
Chảy máu
Khó thở
Dùng kháng sinh
Nâng cao thể trạng bằng Vitamin
Thay băng và săn sóc vết mổ đến khi lành vết thương
XỬ TRÍ TAI BIẾN
Chảy máu: Mở vết trích cầm máu
Khó thở:
Thở ôxy
Mở khí quản
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh