Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống có thể có tác động đáng kể đến tình trạng viêm trong cơ thể. Những người có chế độ ăn nhiều đường hơn có nhiều chất gây viêm trong máu, bao gồm một chất đánh dấu gọi là protein phản ứng C.
Đường kích thích sản xuất axit béo tự do trong gan. Khi cơ thể tiêu hóa các axit béo tự do này, các hợp chất tạo ra có thể kích hoạt các quá trình viêm.
Có thể phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến sau đây từ viêm mãn tính:
Những người bị viêm mãn tính có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trầm cảm và mất trí nhớ. Viêm mãn tính ở người lớn tuổi cũng có nguy cơ tử vong cao hơn.
Các thực phẩm khác cũng có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến nguy cơ viêm mãn tính cao hơn. Theo Tổ chức viêm khớp, thực phẩm gây viêm bao gồm:
Đường có nhiều ảnh hưởng lâu dài đối với cơ thể, bao gồm làm tăng nguy cơ viêm mãn tính, béo phì, tiểu đường và sâu răng. Sucrose và fructose có thể dẫn đến sự hình thành mảng bám trên răng khiển vi khuẩn trong miệng phát triển và ăn mòn men răng.
Đồ uống có đường chứa rất nhiều calo nhưng không cho cảm giác no. Sự gia tăng đột ngột về lượng calo này có thể dẫn đến tăng cân. Thay vào đó, nguồn năng lượng từ thực phẩm làm cho ta cảm thấy no hơn và hạn chế việc ăn quá nhiều.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn ít đường có thể làm giảm viêm, vì vậy nên đặt mục tiêu hạn chế lượng đường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị lượng đường cung cấp tối đa dưới 10% lượng năng lượng hàng ngày.
Ví dụ: Đối với một người ăn 2.000 calo mỗi ngày, tối đa từ đường sẽ là 100-200 (khoảng 25-50g/ngày)
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống |
Lý do |
Chế độ ăn ít đường |
Lượng đường trong máu cao liên quan đến viêm mãn tính, tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. |
Chế độ ăn ít chất béo |
Chất béo bão hòa và trans gây trầm trọng tình trạng viêm. Nên cố gắng giảm hoặc không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có chất béo chuyển hóa từ dầu thực vật hoặc dầu hạt chế biến. |
Bữa ăn nhiều trái cây và rau củ quả |
Có nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm khác có thể giúp giảm nguy cơ viêm mãn tính. |
Bổ sung đủ chất xơ |
Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm yếu tố gây viêm chẳng hạn như TNF-alpha và interleukin-6. |
Ăn nhiều các loại hạt |
Hạnh nhân và các loại hạt khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. |
Uống trà xanh hoặc trà đen |
Các hợp chất được tìm thấy trong trà xanh và đen giúp giảm protein phản ứng C trong máu. |
Bổ sung curcumin |
Curcumin được chứng mình có tác dụng cải thiện một số bệnh viêm. |
Bổ sung cá béo vào khẩu phần ăn hằng ngày |
Axit béo omega-3 có tác dụng làm giảm các yếu tố gây viêm trong máu, chẳng hạn như protein phản ứng C, interleukin-6 và TNF-alpha. |
Bổ sung thêm các vi chất |
Magiê, vitamin D, vitamin E, kẽm và selen đều có tác dụng chống viêm giúp giảm các yếu tố gây viêm trong máu. |
Sử dụng dầu hạt vừng |
Dầu vừng có tác dụng giảm các yếu tố viêm và cải thiện huyết áp. |
Tập thể dục thường xuyên |
Tập thể dục làm giảm các yếu tố viêm ngay. |
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh