Tăng huyết áp là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Vậy tăng huyết áp ở người tiểu đường nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cung cấp cho bạn đọc cách phòng ngừa tăng huyết áp khi bị tiểu đường hiệu quả
Tiểu đường (hay còn gọi là Đái tháo đường) là bệnh lý chuyển hóa. Là tình trạng nồng độ đường trong máu tăng cao, vượt quá 6,9 mmol/L khi kiểm tra đường huyết lúc đói.
Có 2 typ tiểu đường chính:
Tăng huyết áp là tình trạng áp lực thành mạch tăng cao. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số trung bình của huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg được coi là tăng huyết áp. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Khi bị đồng thời tiểu đường và huyết áp cao có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Theo thống kê của Blood Pressure UK, số lượng bệnh nhân tiểu đường typ 1 bị tăng huyết áp chiếm 25%. Tỉ lệ này lên đến 75% ở bệnh nhân tiểu đường typ 2.
Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) đã chỉ ra rằng, 60% người bị tiểu đường gặp tình trạng tăng huyết áp.
Người bệnh tiểu đường có đường huyết cao, kéo theo nước trong tế bào ra ngoài lòng mạch. Điều này làm tăng thể tích máu, gây áp lực lớn lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Ngoài ra, tiểu đường gây tổn thương lớp tế bào nội mạc trong lòng mạch, tạo điều kiện cho cho LDL-Cholesterol (mỡ xấu) bám vào, gây xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch khác ở người bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường như:
Tăng huyết áp được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do tiểu đường gây ra, đặc biệt có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bởi lẽ, tăng huyết áp làm suy giảm chức năng một số cơ quan như suy tim, suy thận, hay biến chứng trên mắt…
Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp có thể làm tổn thương mạch vành hoặc mạch máu não. Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
Do đó, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát bệnh nghiêm ngặt để tránh biến chứng tăng huyết áp.
Để tránh biến chứng tăng huyết áp khi bị tiểu đường, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn.
Tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe. Giúp thành mạch dẻo dai, giảm nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đồng thời, việc này cũng giúp tiêu hao mỡ thừa, tránh máu nhiễm mỡ và các biến chứng mạch máu do bệnh mỡ máu cao gây ra.
Do đó, khi bị tiểu đường, người bệnh cần duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng. Nên chạy bộ, đi bộ… mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Theo bác sĩ, người bệnh tiểu đường cần đi khám định kỳ 3 tháng/lần để theo dõi đường huyết. Đồng thời giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ điều trị. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn bệnh tiến triển.
Như vậy, tiểu đường và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Người bệnh cần phòng ngừa và kiểm soát bệnh cũng như biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra, nếu có câu hỏi khác, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để được Thầy thuốc Việt Nam giải đáp tận tình.
Xem thêm: Nhận diện tăng huyết áp cấp cứu
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh